Các loại thực phẩm tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ

author  |  Th4 25, 2024
Rate this post

Mặc dù được cho là lành tính nhưng thoái hóa đốt sống cổ tác động xấu đến sức khỏe của phần thân trên. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây mất kiểm soát bàng quang, ruột và mất cân bằng cơ thể, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Có cách nào để đẩy lùi các cơn đau và điều trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ hay không? Tất cả sẽ được Khỏe đẹp là vàng gợi mở trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng đau nhức xương ở khớp cổ, làm ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm ở cột sống, bả vai, tay và chân. Theo Cleveland Clinic, 90% tình trạng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện ở những người từ 60 tuổi trở lên ở cả hai giới.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể biểu hiện triệu chứng ra ngoài hoặc không. Theo nghiên cứu, khoảng 25% người dưới 40 tuổi mắc thoái hóa đốt sống cổ không có triệu chứng. Đối với những người còn lại, thoái hóa đốt sống cổ có thể biểu hiện ra ngoài với những cơn đau liên tục.

Đau cổ và cứng cổ là hai triệu chứng phổ biến khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể làm ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh chạy qua tủy sống gây ra các cơn đau lan tỏa, cũng như tê và yếu ở vai, cánh tay và bàn tay.

tinh-trang-thoai-hoa-dot-song-co-khoedeplavang

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng:

  • Đau bả vai, cánh tay, ngón tay.
  • Yếu cơ
  • Cứng cổ
  • Nhức đầu, đặc biệt là nửa đầu phía sau.
  • Ngứa hoặc tê cánh tay, chân.

Trong một số trường hợp chuyển biến nặng, viêm khớp cổ có thể gây mất kiểm soát bàng quang, ruột hoặc mất thăng bằng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Vậy thoái hóa đốt sống cổ bắt nguồn từ đâu?

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là lão hóa. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện do những thay đổi ở khớp cổ khi bạn già đi.

Sự phát triển quá mức của xương

Khi cơ thể cố gắng phát triển thêm xương để tăng cường sức mạnh của cột sống, có thể khiến xương bị phát triển quá mức so với khung chuẩn. Khi này, phần xương thừa sẽ đè lên tủy sống, dây thần kinh gây đau nhức.

Đĩa đệm cột sống mất nước

Cột sống ở cổ được tạo thành từ bảy đốt sống xương, được ngăn cách bởi các đĩa đệm. Các đĩa đệm này chứa các chất bôi trơn dạng gel, tạo điều kiện để cổ hoạt động nhịp nhàng. Tình trạng mất nước sẽ xảy ra khiến các đĩa đệm bị khô, cứng. Điều này khiến xương ở cổ cọ xát với nhau nhiều hơn, gây đau nhức, khó chịu. Quá trình này có thể bắt đầu xảy ra khi bạn bước vào độ tuổi 30.

dia-dem-cot-song-mat-nuoc-khoedeplavang

Đĩa đệm bị mất nước khiến các đốt xương cọ xát vào nhau gây đau nhức dữ dội

Đĩa đệm bị ăn mòn

Theo Kee Kim, MD, phó giáo sư phẫu thuật thần kinh và trưởng khoa phẫu thuật thần kinh cột sống tại Đại học California, các đĩa đệm trên cơ thể hoạt động như một bộ giảm xóc. Theo thời gian, các bộ giảm xóc tự nhiên này sẽ bị mòn và bắt đầu thoái hóa. Không gian giữa các đốt sống bị thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống và chèn ép dây thần kinh gây đau nhức ở cổ và gây ra các triệu chứng ngứa, tê và đau lan xuống cánh tay.

Chấn thương

Các tai nạn nghiêm trọng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương ở cổ, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương.

Độ cứng dây chằng

Các dây chằng kết nối các đốt xương cột sống với nhau có thể trở nên cứng hơn theo thời gian, điều này ảnh hưởng đến cử động cổ và có thể gây ra tình trạng viêm khớp cổ.

Người thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng là một trong những nguyên nhân khiến xương không có đủ dưỡng chất để duy trì sự khỏe mạnh. Do đó chú ý đến chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng, đặc biệt là những người mắc phải các tình trạng thoái hóa khớp.

Điều chỉnh khẩu phần ăn mỗi ngày với sự có mặt của các loại thực phẩm tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ được gợi ý dưới đây:

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 là dưỡng chất quan trọng giúp xương trở nên chắc khỏe, giúp phục hồi tình trạng thoái hóa xương khớp do lão hóa tự nhiên. Ngoài ra, chất béo này còn có khả năng kháng viêm, giảm đau nhức tại vị trí bị thoái hóa.

Cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm biển, cá thu và cá hồi hoa là những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo omega-3 dồi dào mà bạn nên bổ sung ít nhất 3 lần mỗi tuần. Nếu bị dị ứng với cá, bạn nên cân nhắc thay thế bằng nguồn thực phẩm khác với hàm lượng tương đương.

Thực phẩm giàu vitamin D và Canxi

Để đẩy lùi và cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, tuyệt đối không được bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin D và Canxi. Để bổ sung 2 thành phần này, bạn nên ăn nhiều hải sản như tôm, cua, hàu, trứng, ngũ cốc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động dưới ánh nắng là điều cần thiết để hấp thụ vitamin D cho cơ thể.

thuc-pham-giau-canxi-va-vitamin-d-tot-cho-dot-song-co-khoedeplavang

Omega-3 có trong cá là dưỡng chất có khả năng kháng viêm, giảm đau nhức tại các vị trí thoái hóa

Các loại rau củ quả

Các loại rau xanh là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào như chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp đẩy lùi các triệu chứng liên quan đến thoái hóa xương khớp. Một số loại rau xanh và trái cây mà người thoái hóa xương khớp nên tăng cường sử dụng bao gồm:

Súp lơ xanh

Sự có mặt của Canxi và các dưỡng chất giúp hấp thụ Canxi như sắt, kali, magie, phốt pho giúp cơ thể luôn nhận đủ Canxi để duy trì sự khỏe mạnh của hệ xương. Ngoài ra, sự có mặt của các loại vitamin như A, C, D, K còn tăng cường khả năng bảo vệ xương khớp và sụn, đẩy lùi các dấu hiệu thoái hóa hợp có thể xảy ra.

Cà rốt

Cà rốt chứa hàm lượng lớn vitamin A và vitamin E có tác dụng bảo vệ sụn và các lớp xương dưới sụn. Đây cũng là lý do mà các bác sĩ luôn khuyến khích những người thoái hóa đốt sống nên ăn cà rốt 3 – 4 lần mỗi tuần.

Cải thìa

Cải thìa nói riêng và các loại rau lá xanh nói chung là những thực phẩm tốt cho người thoái hóa đốt sống. Với các dưỡng chất như Canxi, Kali, Magie, Kẽm, Phốt pho, cùng vitamin A, vitamin C, đặc biệt folic, ăn nhiều cải thìa giúp duy trì sự ổn định của mật độ xương, tăng vững chắc cho cột sống.

Chuối tiêu

Chuối tiêu có chứa nhiều Kali – Khoáng chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa Canxi, giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa đốt sống hiệu quả.

Ớt chuông

Ớt chuông cũng là loại thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Không chỉ chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất, ớt chuông còn rất giàu capsaicin. Sự có mặt của dưỡng chất này giúp duy trì và bảo vệ các sợi collagen trong gân, tăng cường sự khỏe khoắn cho các khớp xương.

Trái cây mọng nước

Cũng giống như rau xanh, các loại trái cây chứa phần lớn hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Trong đó, các loại trái cây giàu vitamin C là lựa chọn lý tưởng cho những người thoái hóa đốt sống cổ.

Thực phẩm chứa Glucosamine và Chondroitin

Glucosamine và Chondroitin là 2 dưỡng chất giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường sự linh hoạt của các khớp xương. Từ đó, đẩy lùi các triệu chứng đau nhức xương khớp cổ do thoái hóa gây ra. Hai dưỡng chất này có nhiều trong các loại xương như xương ống, xương sườn, sụn bò.

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?

Thuốc uống là phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến. Để chữa trị tình trạng này, bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen (Motrin, Advil) và Naproxen (Aleve).

Sử dụng Ibuprofen và các loại thuốc không kê đơn khác là phương pháp chữa trị nhanh với chi phí thấp. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, loét dạ dày và rối loạn chức năng thận.

dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-co-bang-thuoc-khoedeplavang

Cần có sự chỉ dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc

Trong trường hợp các loại thuốc này không có tác dụng, bác sĩ có thể kê toa steroid hoặc thuốc giảm đau gây mê phía dưới đây:

  • Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine (Fexmid) để điều trị co thắt cơ.

Thuốc giãn cơ được xem là một loại thuốc gây mê vì chúng tác động mạnh đến hệ thần kinh, gây mệt mỏi, trầm cảm.

  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Hydrocodone.

Hydrocodone là thuốc giảm đau gây nghiện nên chỉ thích hợp trong điều trị ngắn hạn. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Ngoài ra, Hydrocodone còn gây ra các tác dụng phụ như táo bón, an thần, trầm cảm và các vấn đề về lạm dụng. Do đó, việc sử dụng loại thuốc này không được khuyến khích ở những bệnh nhân bị đau mãn tính.

  • Thuốc chống động kinh: Gabapentin (Neurontin) để giảm đau do tổn thương thần kinh.

Thuốc an thần kinh có một vai trò nhất định đối với những bệnh nhân bị rối loạn cột sống cổ. Gabapentin và Pregabalin – Một loại thuốc được dùng để điều trị chứng đau cơ xơ hóa, thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân viêm khớp cổ.

Khả năng lạm dụng hai loại thuốc này ở bệnh nhân rất thấp nên chúng được sử dụng phổ biến để điều trị đau thần kinh cũng như đau dây thần kinh liên quan đến cột sống.

  • Tiêm steroid: Prednisone để giảm viêm mô và giảm đau.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Diclofenac (Voltaren-XR) để giảm viêm.

Steroid không nên được sử dụng liên tục vì các tác dụng phụ mà chúng mang lại như tăng đường huyết, tăng cân, loãng xương và loét dạ dày. Ngược lại, thuốc chống viêm không steroid là một loại thuốc tốt cho những bệnh nhân bị viêm khớp cổ.

  • Thuốc an thần: Amitriptyline, Duloxetine.

Amitriptyline đã được sử dụng trong nhiều năm và được chứng minh là cải thiện giấc ngủ, giảm trầm cảm do đau và cải thiện đau thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Duloxetine gần đây đã được chỉ định ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính và đau khớp mãn tính.

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh về xương rất phổ biến và xuất hiện phần lớn do tuổi tác. Tình trạng này có thể gây ra đau nhức, khó chịu ở các vùng đầu, cổ, vai, gáy. Nếu kéo dài có thể lan sang tay, chân và gây mất cân bằng.

Để đẩy lùi các cơn đau và cải thiện tình trạng này, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các chất cần thiết. Khi lựa chọn điều trị bằng thuốc, cần có sự chỉ dẫn của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

sua-nubest-tall-6-trong-1