Bệnh gout là bệnh lý mà bất kể ai trong độ tuổi trung niên cũng đều lo ngại. Không chỉ gây đau đớn cho cơ thể, bệnh gout còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, kiến thức về gout là những thông tin quan trọng cẩn tìm hiểu rõ để chúng ta có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh lý này. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của Khỏe đẹp là vàng nhé
Bệnh gout (bệnh gút) là dạng viêm khớp phức tạp và thường gặp ở độ tuổi trên 40. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh gout có thể kể đến như:
Nếu không tiếp nhận điều trị, các biểu hiện của gout sẽ trở nặng và khiến khớp xương tổn thương trầm trọng. Vậy nên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào ở khớp, bạn cần đến bệnh viện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu tác hại của gout đến cơ thể.
Sự tăng cao nồng độ acid uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout.
Acid uric được sản sinh khi cơ thể cần chúng để bẻ gãy cấu trúc của các loại purin. Purin thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật và hải sản. Một số đồ uống có hàm lượng cao purines có thể kể đến: đồ uống có cồn, đồ uống có đường trái cây (fructose)….
Thông thường, acid uric sẽ được hòa tan trong máu, đi vào thận và bài tiết qua nước tiểu. Nếu chức năng của thận có vấn đề hoặc lượng acid uric trong máu được sản sinh quá nhiều, chúng sẽ tích tụ và tạo thành các tinh thể urat gây ra tình trạng viêm khớp và chuyển hóa thành bệnh gout.
Chế độ dinh dưỡng không cần đối: Chế độ ăn có nhiều thịt và hải sản cũng như thường xuyên sử dụng nước trái cây, bia rượu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Béo phì: Ở những người thừa cân, nồng độ acid uric trong máu sẽ cao hơn người bình thường. Hơn vậy, chức năng thận của cơ thể khi bị béo phì cũng khó khăn để đào thải và bài tiết acid uric hơn.
Bệnh lý nền: Một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bệnh tim và thận… cũng là nguyên nhân tăng nồng độ acid uric trong máu.
Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh gout, xác suất mắc bệnh gout của bạn cũng sẽ cao hơn thông thường.
Tuổi tác và giới tính: Nam giới dễ bị bệnh gout hơn so với nữ giới. Thông thường, nam giới sẽ có những biểu hiện gout ở độ tuổi từ 30-50 tuổi. Riêng đối với nữ, dấu hiệu của gout thường xuất hiện sau khi đã mãn kinh.
Phẫu thuật/chấn thương: Trải qua những phẫu thuật xâm lấn hoặc bị chấn thương do va chạm mạnh cũng tăng nguy cơ bị gout.
Đa số các trường hợp bị gout sẽ được điều trị bằng thuốc kê đơn nhưng đây là bệnh lý chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân bị gout sẽ được tiếp nhận điều trị và xét nghiệm định kỳ để kiểm soát cơn gout cũng như hạn chế các biến chứng xấu đến cơ thể.
Vậy nên, khi có những dấu hiệu của gout, bạn cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể về sau.
Để kiểm soát hàm lượng axit uric trong máu, người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp, có thể kể đến như:
Dù các loại rau như rau chân vịt, măng tây rất giàu purin nhưng đây là những “ngoại lệ” vì nhiều nghiên cứu đã được chứng minh rằng chúng vẫn rất tốt cho sức khỏe mà không làm nồng độ axit uric trong máu tăng lên.
Chế độ ăn của bệnh nhân bị gout cần được chăm sóc kĩ lưỡng bởi có một số thực phẩm (đặc biệt là các thực phẩm giàu purin) là khiến nồng độ axit uric trong máu thay đổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau do gout cũng như khiến bệnh trì trở nặng hơn.
Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh gout, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm sau:
Để điều trị bệnh gout, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những giới hạn trong chế độ ăn với những thực phẩm tốt/không tốt đã được nêu trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh hàng ngày. Lối sống lành mạnh này cần được duy trì trong suốt thời gian điều trị gout.
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cải thiện đáng kể các dấu hiệu cũng như hạn chế các biến chứng của gout với cơ thể. Tạp chí Healthline đã đề xuất thực đơn khuyến nghị trong vòng 1 tuần cho bệnh nhân bị gout, các bạn có thể tham khảo ở bảng sau
SÁNG | TRƯA | TỐI | |
THỨ 2 | Yến mạch và sữa chua
¼ cup các loại quả mọng tùy ý |
Salad quinoa kèm trứng luộc và rau | Mì ống (loại nguyên cám) với gà quay, rau bina, ớt chuông và phomai ít béo |
THỨ 3 | Yến mạch ngâm. Công thức tham khảo:
– ⅓ cup yến mạch cán dẹt – ⅓ cup sữa ít béo – 1 muỗng hạt chia – ¼ cup quả dâu – 1 ít vanila Để ngâm từ đêm hôm trước trong tủ lạnh (8-10 tiếng) |
– Cơm gạo lứt và đậu cô ve xào
– Salad |
Cá hồi nướng với măng tây ăn kèm cà chua bi |
THỨ 4 | Bánh hạt chia
Công thức tham khảo: – 2 muỗng hạt chia – 1 muỗng yogurt – 1 ít vanilla – 1 ít trái cây tùy í Để ngâm từ đêm trước trong tủ lạnh (8-10 tiếng) |
Salad cá hồi | – Hạt quinoa
– Cà tím xào – Salad rau chân vịt |
THỨ 5 | Bánh mì nướng ăn kèm phô mai ít béo | – Sandwich trứng luộc
– Salad |
– Cơm gạo lứt ăn kèm với đậu phụ xào
– Rau xào |
THỨ 6 | Nấm xào bí ngòi ăn kèm cơm gạo lứt | Đậu phụ xào kèm cơm gạo lứt | – Burger gà
– Salad tùy ý |
THỨ 7 | Smoothie rau củ
Công thức tham khảo: – ½ cup dâu tây – ½ cup rau chân vịt – 1 muỗng sữa chua – nửa chén sữa tươi ít béo |
– Sandwich với trứng, cá hồi xông khói
– Salad |
Thịt gà xào rau củ ăn kèm cùng gạo lứt |
CHỦ NHẬT | Trứng ốp la và rau chân vịt xào nấm | Rau củ xào ăn kèm bánh mì/gạo lứt | Trứng cuộn rau cải chân vịt và ớt chuông
ăn kèm bánh mì nguyên cám/gạo lứt |
Ở những người béo phì, chức năng tổng hợp insulin ở tuyến tụy sẽ sụt giảm dẫn đến nguy cơ dư lượng đường huyết vì cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường ra khỏi máu. Kháng insulin chính là nguyên nhân dẫn đến nồng độ axit uric tăng vọt. Các báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng: Kiểm soát cân nặng sẽ giúp giảm kháng insulin cũng như giảm nồng độ axit uric trong máu.
Tập luyện thể dục thể thao là cách để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục cũng là cách để giúp chúng ta kiểm soát cân nặng để điều hòa insulin như đã nêu trên. Một nghiên cứu đã được thực nghiệm trên 228 người đàn ông, kết quả cho thấy, những người có chạy bộ khoảng 8km/ngày có nguy cơ mắc gout thấp hơn 50% so với phần còn lại.
Nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ axit uric thừa trong máu để bài tiết qua đường nước tiểu. Ngoài ra, khi vận động mỗi ngày, cơ thể cũng cần bù đắp lại lượng nước đã thất thoát bởi mồ hôi.
Duy trì lượng nước đủ cho cơ thể chính là cách đơn giản nhất để giữ gìn sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị gout.
Bất kể loại nước uống lên men nào đều có hại cho người mắc bệnh gout. Khi sử dụng đồ uống có cồn, cơ thể sẽ ưu tiên bài tiết loại thực phẩm này hơn việc loại bỏ axit uric dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat và là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các cơn gout
Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên 724 người đã chỉ ra rằng, người có sử dụng bia/rượu mỗi ngày có nguy cơ mắc gout lên đến 51%.
Gout là nỗi ám ảnh với lứa tuổi trung-cao niên bởi những cơn đau cũng như khả năng vận động thường ngày. Nếu có dấu hiệu bị gout, hãy sớm tiếp nhận điều trị và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu các triệu chứng cũng như biến chứng xấu cho hệ xương-khớp cũng như cơ thể.