Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp cổ tay

author  |  Th4 26, 2024
Rate this post

Thoái hóa khớp cổ tay là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu giúp bạn sớm phát hiện bệnh và có cách chữa bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây của Khoedeplavang sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về thoái hóa khớp và tự phòng tránh cho bản thân.

Khớp là bộ phận quan trọng giúp chân tay vận động linh hoạt. Tuy nhiên, khớp cũng dễ bị tổn thương bởi những hoạt động thường ngày trong cuộc sống. Trong đó, căn bệnh thoái hóa khớp ở cổ tay thường xảy ra nhất khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt.

Thoái hóa khớp cổ tay là gì?

Cổ tay được tạo thành từ nhiều khớp nhỏ, phối hợp với nhau nhằm giúp cổ tay cử động linh hoạt. Khi phần sụn giữa các khớp bị bào mòn khiến xương cọ xát với nhau mà không có lớp đệm ở giữa, gây ra tình trạng viêm nhẹ, cứng và đau – đây chính là triệu chứng cơ bản của bệnh thoái hóa khớp (hay còn gọi là viêm khớp cổ tay).

benh-thoai-hoa-khop-co-tay

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở cổ tay

Các dấu hiệu khác của bệnh thoái hóa khớp cổ tay bao gồm:

  • Cứng cổ tay khiến bạn không cử động được
  • Khớp yếu
  • Cổ tay sưng tấy
  • Phạm vi chuyển động hạn chế
  • Xuất hiện tiếng lách cách từ trong khớp khi bạn chuyển động

Có 4 loại viêm khớp có thể ảnh hưởng đến cổ tay:

  • Viêm xương khớp: Phát triển theo thời gian do sụn bị mòn tự nhiên
  • Viêm khớp dạng thấp: Một bệnh tự miễn dịch khiến cơ thể tự tấn công các mô của mình
  • Viêm khớp vảy nến: Một bệnh viêm da và khớp
  • Viêm khớp sau chấn thương: Xảy ra sau chấn thương ở cổ tay.
Viem-khop-dang-thap-o-co-tay

Viêm khớp dạng thấp khá phổ biến ở vị trí cổ tay

Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ tay thường gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên, có một số nguyên nhân tác động khiến người trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng bệnh này. Cụ thể:

Di truyền: Tình trạng thoái hóa có thể diễn ra nếu trong gia đình bạn có người đã từng mắc căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ thường không cao.

Tuổi tác: Càng lớn tuổi, xương khớp càng có khả năng gặp nhiều vấn đề do quá trình lão hóa đã bắt đầu diễn ra.

Chấn thương: Những người thường xuyên lao động nặng, vận động viên thể thao… cũng dễ bị thoái hóa khớp do chấn thương lặp đi lặp lại hoặc không được xử lý kịp thời.

Cử động sai cách: Một số trường hợp thoái hóa khớp ở tay xuất hiện khi bạn bị sái thế, cầm/nắm không đúng cách…

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà

Thoái hóa khớp cổ tay diễn ra theo từng giai đoạn, từ nhẹ đến trung bình và nặng. Thông thường, nếu không phát hiện kịp thời, đến giai đoạn nặng bạn buộc phải thực hiện vật lý trị liệu, thậm chí là phẫu thuật khớp. Nếu nhận biết bệnh sớm, bạn hoàn toàn có thể tự chữa đau khớp cổ tay tại nhà với các cách sau:

Điều trị bằng thuốc

Sau khi phát hiện viêm khớp cổ tay thông qua kết quả chụp X-Quang, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc có thành phần Glucosamine, Chondroitin giúp làm chậm quá trình thoái hóa… là những loại thuốc thường được kê đơn. Bạn có thể mua tại nhà thuốc và uống hằng ngày.

su-dung-thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-khop-co-tay

Thuốc uống là phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp phổ biến nhất

Bài thuốc dân gian

Ngải cứu + Muối hạt: Trong ngải cứu chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng giảm đau, chữa viêm, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y. Bạn rửa sạch lá ngải cứu, vớt ra rổ để ráo nước rồi cho lên chảo rang đều. Tiếp theo cho muối hạt vào đảo đều đến khi ngải cứu và muối cùng nóng thì tắt bếp, cho hỗn hợp vào một chiếc túi chườm hoặc bọc trong khăn mỏng và đắp lên cổ tay.

Gừng + Muối hạt: Gừng có tính nóng, có tác dụng giảm đau, sưng do viêm khớp. Tương tự như bài thuốc trên, bạn gọt vỏ gừng, thái lát rồi cho vào chảo rang cùng muối hạt đến khi nóng. Cho tất cả vào túi chườm hoặc khăn mỏng rồi chườm lên phần cổ tay đang bị đau, thực hiện hằng ngày để có hiệu quả.

Bài tập cổ tay

  • Uốn cong đốt ngón tay: Gập các đốt ngón tay giữa trong khoảng 3 – 5 giây, sau đó duỗi thẳng các ngón tay lại. Lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Nắm tay: Tạo thành một nắm đấm bằng các ngón tay của bạn và sau đó mở các ngón tay ra. Bạn lưu ý thực hiện bài tập này một cách chậm rãi để hạn chế cơn đau.
  • Ngón tay chạm: Lần lượt dùng mỗi đầu ngón tay chạm vào ngón tay cái, nếu ngón cái bị đau, bạn có thể ngừng một lát rồi tiếp tục thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • “Đi bộ” trên tường: Di chuyển các ngón tay lên tường theo kiểu đi lên rồi lùi xuống.

Người thoái hóa khớp cổ tay nên ăn gì?

Những loại thực phẩm chứa các chất nuôi dưỡng xương khớp sẽ tốt cho sức khỏe xương. Đặc biệt với những người bị thoái hóa khớp cổ tay, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 là một loại axit béo lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Đối với người đang gặp tổn thương ở khớp như thoái hóa, bổ sung omega-3 giúp ức chế viêm, làm chậm quá trình thoái hóa. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm…

ca-hoi-giau-omega-3-tot-cho-xuong

Cá hồi giàu omega-3 tốt cho xương khớp và tim mạch

Nước hầm xương ống, xương sụn

Trong xương sụn, xương ống của bò, heo, gà… có canxi, glucosamine, chondroitin. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình xây dựng và duy trì sụn xương khớp. Nước hầm xương có thể nấu cùng bí xanh, khoai tây, cà rốt, củ dền… giúp tăng cường dưỡng chất nuôi khớp khỏe mạnh.

Gia vị có vị nóng, ấm

Tiêu, tỏi, gừng, ớt là những loại gia vị có tính nóng, giúp làm ấm cơ thể. Ăn các món được bổ sung loại gia vị này giúp bạn cải thiện được tình trạng sưng viêm do thoái hóa khớp gây ra. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, uống đủ nước trong ngày để cơ thể không bị quá nóng sẽ phản tác dụng.

Ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt giàu đạm, chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin, chất xơ… Ngũ cốc là bữa ăn sáng giàu dinh dưỡng giúp bạn tăng cường sức khỏe ở cơ, xương, khớp. Người bị thoái hóa khớp ăn ngũ cốc để giảm tình trạng viêm, đồng thời tăng cường sức mạnh cho xương khớp.

Trái cây giàu vitamin

Trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam (cam, quýt, bưởi…) chứa nhiều vitamin C – chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể. Trái cây là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, nuôi dưỡng xương khớp, giải quyết các vấn đề thương tổn ở khớp…

cac-loai-trai-cay-bo-sung-vitamin-tot-cho-xuong-khop

Bổ sung vitamin với các loại trái cây

Ngoài ra, dầu oliu (hoặc quả oliu) cũng là loại thực phẩm hỗ trợ tình trạng thoái hóa khớp cổ tay. Trong oliu có chứa oleocanthal – một loại hợp chất chống viêm có tác dụng như thuốc kháng viêm, giúp ngăn chặn mức độ viêm ở khớp.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ tay

Lối sống lành mạnh là cách phòng ngừa thoái hóa khớp tốt nhất. Bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

Áp dụng chế độ ăn uống đủ chất

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào nhất, dễ tiếp nhận và có thể bổ sung hằng ngày. Để phòng tránh các bệnh thoái hóa khớp, bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, omega-3, magie, photpho, kali, sắt, vitamin A, B, C, D, K…, chất xơ, chất chống oxy hóa, oleocanthal…

Cá, ngũ cốc, đậu nành, rau xanh, thịt gà, tôm, cua… rất tốt cho sự phát triển của khớp xương, cần chú ý trong bữa ăn hằng ngày. Một số loại thực phẩm không nên tiêu thụ nhiều như:

  • Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế và đường
  • Món ăn quá mặn
  • Chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa
  • Các loại phụ gia, đặc biệt là bột ngọt (mì chính)

Tập thể dục thường xuyên

Khớp muốn hoạt động tốt nên được rèn luyện mỗi ngày. Bạn có thể tập một số bài tập liên quan đến hoạt động ở cổ tay, bàn tay, ngón tay… Ngoài ra, các môn thể thao, gym hay yoga cũng là chế độ tập luyện giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ lưu thông máu, tạo điều kiện hấp thụ dinh dưỡng vào xương khớp. Hãy duy trì thói quen vận động với thời gian 30 – 45 phút/ngày.

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Một số thói quen sinh hoạt nên được áp dụng nếu muốn khớp hoạt động hiệu quả, giảm thiểu các tình trạng tổn thương có thể xảy ra:

  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga…
  • Không sử dụng các loại chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
  • Tránh mang vác nặng, cầm nắm quá sức của cổ tay. Bạn có thể sử dụng các vị trí khớp khác khi mang vác như khớp vai, khớp khuỷu tay… Theo nguyên tắc đòn bẩy, tận dụng các khớp lớn trong hoạt động sẽ giúp bạn hạn chế tổn thương các khớp nhỏ hơn như ở cổ tay, cổ chân…
  • Hạn chế tối đa các chấn thương trong thể thao, hoặc có phương án chữa trị kịp thời sau chấn thương.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của khớp.

Duy trì cân nặng hợp lý

Khi cơ thể thừa cân, đặc biệt là béo phì, lượng mỡ thừa sẽ đè nén lên các khớp khiến khớp phải chịu áp lực trong một thời gian dài. Do đó, bạn cần duy trì mức cân nặng hợp lý bằng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường tập luyện, ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc.

bai-tap-co-tay-tot-cho-xuong-khop

Tập luyện các bài tập cổ tay mỗi ngày để tăng cường sức khỏe khớp

Điều chỉnh tư thế

Tư thế đúng giúp tạo nên sự cân bằng giữa các khớp, hạn chế sự đè ép lên các sụn khớp. Bạn cần điều chỉnh tư thế ngồi, nằm, đứng theo đúng quy chuẩn để khớp có điều kiện hoạt động tốt. Ngoài ra, bạn không nên giữ một tư thế quá lâu sẽ gây trì trệ tuần hoàn khiến khớp bị cứng. Nếu có các dấu hiệu đau khớp, hãy nhanh chóng nghỉ ngơi và đến cơ sở y tế để có cách khắc phục tình hình nhé.

Thoái hóa khớp cổ tay có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất kỳ đối tượng nào. Hãy ghi nhớ các biểu hiện bệnh để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, bạn nên tự mình phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh với các thói quen tốt mà chúng tôi vừa chia sẻ trên nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1