Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy và cách điều trị

author  |  Th4 26, 2024
Rate this post

Đau cổ vai gáy là một trong những tình trạng phổ biến của nhóm các bệnh liên quan đến sức khỏe hệ xương khớp và mạch máu. Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ vai gáy khác nhau được phân theo 2 nhóm: do bệnh lý xương khớp và tác động cơ học do lối sống sinh hoạt. Đau cổ vai gáy làm ảnh hưởng đến khả năng cử động của phần thân trên. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Thông thường, tình trạng đau cổ vai gáy thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, đau cổ vai gáy cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ nếu duy trì tư thế không đúng trong thời gian dài. Làm thế nào để ngăn ngừa được tình trạng này và cách cải thiện như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Khỏe đẹp là vàng ngay nhé

Đau cổ vai gáy là biểu hiện của bệnh gì?

Đau cổ vai gáy là tình trạng các cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của phần đầu và cổ. Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ vai gáy khác nhau. Không chỉ do quá trình lão hóa tự nhiên, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này.

dau-co-vai-gay-anh-huong-den-cuoc-song

Đau cổ vai gáy có thể khiến phạm vi cử động của phần thân trên bị suy giảm

Thông thường, đau cổ vai gáy không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể thuyên giảm trong vòng vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau cổ vai gáy kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bạn.

Nhức mỏi, tê bì vùng cổ vai gáy, cứng cổ là những biểu hiện đầu tiên của tình trạng đau cổ vai gáy. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết căn bệnh này qua một số triệu chứng khác như:

  • Đau bả vai, cánh tay, lưng, đau nửa đầu, rối loạn cảm giác giữa các chi, tê tay.
  • Cơn đau cổ vai gáy xuất hiện sau khi thức dậy và gây đau nhức khi cơ thể thực hiện mọi hoạt động.
  • Đau nhức ở cổ, vai, gáy đi kèm với ù tai, giảm thị lực.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ vai gáy

Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ vai gáy khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể mà bạn cần nắm rõ để có phương pháp điều trị, khắc phục nhanh chóng.

Do bệnh lý xương khớp

  • Căng cơ

Căng cơ là một trong những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy phổ biến. Chẳng hạn, khi bạn cúi gập đầu để bấm điện thoại hoặc sử dụng máy tính, phần cơ ở gáy sẽ bị kéo căng trong nhiều giờ liền gây đau nhức, các cơn đau sẽ lan tỏa đến cả phần vai. Căng cơ có thể xuất hiện khi bạn ngủ hoặc duy trì tư thế sinh hoạt không đúng, giữ cổ ở một vị trí khá lâu.

  • Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa đĩa đệm cổ cũng là một nguyên nhân gây đau cổ vai gáy tự nhiên mà bạn khó tránh khỏi khi có tuổi. Khi đĩa đệm bị mài mòn, các đốt sống sẽ cọ xát vào nhau liên tục làm ảnh hưởng đến chuyển động của khớp, gây đau và cứng cổ.

Ngoài ra, tình trạng đĩa đệm phình ra cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh áp lực lên tủy sống và dây thần kinh, khiến quá trình thoái hóa diễn ra mạnh hơn, gây thoái hóa đốt sống cổ. Đây cũng là nguyên nhân gây xuất hiện các cơn đau ở vùng cổ vai gáy.

thoai-hoa-dot-song-co

Thoái hóa đốt sống cổ, căng cơ cổ là những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy do lão hóa thường gặp

  • Chấn thương cổ

Cổ là vị trí rất dễ bị tổn thương trên cơ thể. Khi gặp chấn thương, các cơ và dây chằng ở cổ buộc phải di chuyển ra khỏi phạm vi hoạt động của chúng, khiến các mô mềm bị căng. Té ngã, tai nạn giao thông, thực hiện các bài thể thao không đúng cách (cử tạ),… chính là những nguyên nhân khiến cổ bị tổn thương.

  • Vôi hóa cột sống

Sự thay đổi của đĩa đệm hoặc tình trạng gai xương ở đốt sống cổ có thể gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh, khiến cổ vai gáy liên tục xuất hiện các cơn đau nhức.

  • Chứng cương cứng cổ 

Chứng cương cứng cổ cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy. Điều này xảy ra khi dây thần kinh từ tủy sống bị nén liên tục, làm phát sinh các cơn đau lan tỏa từ cổ đến vai. Đồng thời, tình trạng này còn gây ra yếu cơ, tê và cảm giác ngứa ở cánh tay và bàn tay.

  • Bệnh tật

Một số căn bệnh chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, loãng xương, ung thư đầu cổ, đau cơ xơ hóa,… cũng là nguyên nhân gây đau cổ vai gáy.

Tác động cơ học

  • Tập luyện quá sức

Tập luyện thể dục quá sức cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy. Chẳng hạn, khi bạn thực hiện gánh tạ, nếu khối lượng tạ quá nặng, cổ sẽ là vị trí phải chịu sự đè nén của tạ khiến vùng cơ và xương ở vị trí này bị đau nhức.

  • Tính chất công việc

Nếu ngồi một chỗ quá lâu cũng khiến cho các vùng cơ ở cổ vai gáy bị chèn ép, khí huyết lưu thông chậm gây ra tình trạng đau nhức. Ngoài ra, ngồi làm việc sai tư thế cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

ngu-sai-tu-the-anh-huong-den-vai-gay

Dùng gối quá cao khi ngủ không chỉ gây đau cổ vai gáy mà còn ảnh hưởng đến cột sống

  • Ngủ sai tư thế

Khi bạn sử dụng gối quá cao, nằm ở một tư thế quá lâu,… mạch máu ở vùng cổ sẽ bị chèn ép gây ra những cơn đau mỏi.

  • Chấn thương

Những chấn thương khi chơi thể thao hoặc trong sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân gây đau cổ vai gáy phổ biến. Trong trường hợp chấn thương nặng có thể khiến dây chằng, cột sống, mạch máu bị ảnh hưởng nặng, dẫn đến viêm vai gáy.

Làm thế nào để giảm đau cổ vai gáy?

Để khắc phục tình trạng đau cổ vai gáy, bạn có thể tham khảo và thực hiện các phương pháp dưới đây để giảm đau.

Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Uống thuốc giảm đau là biện pháp khắc phục tình trạng đau cổ vai gáy nhanh nhất mà bạn có thể thực hiện. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn mà bạn có thể sử dụng là Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc Naproxen Natri (Aleve).

Liệu pháp nhiệt

Thực hiện liệu pháp nhiệt trong 20 phút mỗi ngày cũng là một cách giúp giảm các triệu chứng đau cổ vai gáy mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Liệu pháp nhiệt hoạt động bằng cách cải thiện lưu thông và giảm lưu lượng máu đến vị trí đau, làm dịu sự khó chịu, tăng tính linh hoạt cho các cơ.

Đối với liệu pháp nhiệt, bạn có thể chọn chườm nóng hoặc chườm lạnh đều được. Đối với liệu pháp chườm lạnh, hãy bọc đá trong một chiếc khăn tắm và áp lên vùng cổ bị đau, tuyệt đối không thoa trực tiếp lên da để tránh gây tổn thương cho các mô.

Đối với liệu pháp chườm nóng, bạn nên sử dụng gói gel nóng nhỏ hoặc đựng nước ấm vào chai thủy tinh và đậy nắp thật kỹ để tránh bị bỏng khi thực hiện cách này. Đặc biệt, thời gian thực hiện liệu pháp nhiệt không quá 20 phút mỗi lần để ngăn ngừa các tổn thương lên dây thần kinh, mô và da.

Tăng cường hoạt động thể chất

Tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện tư thế để giảm bớt và ngăn ngừa chứng đau cổ vai gáy. Dưới đây là một số bài tập đơn giản giúp cải thiện các triệu chứng cổ vai gáy:

Bài tập số 1: Xoay cổ

  • Bước 1: Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, mặt hướng về phía trước.
  • Bước 2: Cố định thân, cúi mặt, xoay tròn cổ theo kim đồng hồ.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây.
  • Bước 4: Thực hiện tương tự nhưng xoay cổ theo hướng ngược lại.

Bài tập số 2: Cuộn tròn vai

  • Bước 1: Đứng thẳng lưng, mở rộng lồng ngực, hai tay xuôi theo thân.
  • Bước 2: Xoay vai từ trước ra sau theo chuyển động tròn.
  • Bước 3: Thực hiện tư thế trong 5 lần xoay.
  • Bước 4: Thực hiện tương tự nhưng theo hướng từ sau ra trước.

Bài tập số 3: Lườn

  • Bước 1: Ngồi thẳng người trên ghế, chân đặt vuông góc với mặt đất.
  • Bước 2: Tay trái chống vào hông, tay phải đưa thẳng lên cao.
  • Bước 3: Nghiêng người sang bên trái cho đến khi cảm thấy căng ở vai phải, lặp lại 5 lần.
  • Bước 4: Thực hiện tương tự với bên ngược lại.

Bài tập số 4: Kéo căng vai

  • Bước 1: Gấp khuỷu tay trái tạo thành một góc 90 độ, áp sát vào bờ tường, tay phải chống hông.
  • Bước 2: Dồn trọng lực vào cánh tay, xoay người về phía bên phải, sao cho ngực và vai trái căng hết cỡ.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây, lặp lại 3 lần.

Tuy nhiên, nếu phần cổ vai gáy bị cứng và đau khi thực hiện các hoạt động thể chất, bạn nên hạn chế hoạt động thể chất cho đến khi vị trí này không còn bị đau nhức. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế việc nâng vật nặng và các hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến phần cổ.

Trong trường hợp phần cổ vai gáy bị đau nhức nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có cách khắc phục triệt để. Khi này, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid hoặc phẫu thuật.

Mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy

Dưới đây là một số mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy mà bạn có thể tham khảo thực hiện:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh tại vị trí cổ bị đau nhức, sưng tấy.
  • Dùng bàn tay và ngón tay xoa bóp nhẹ vùng cổ bị đau nhức theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bấm huyệt ở vị trí bị đau bằng ngón tay, giữ nhẹ trong vòng 5 giây rồi tiếp tục thực hiện từ 4 – 5 lần.
  • Sử dụng dầu gió, cao dán ở vị trí cổ vai gáy bị đau nhức và xoa bóp nhẹ để giảm cơn đau.

Sau một thời gian tỉnh táo và áp dụng các mẹo chữa đau cổ này, bạn nên đánh giá xem tình trạng đau nhức có được cải thiện hay không. Nếu cổ vẫn tiếp tục đau, thu hẹp phạm vi cử động của phần thân trên hoặc vẫn có biểu hiện đau buốt, bỏng rát, bạn nên tránh các hoạt động có thể làm tăng cơn đau. Tốt nhất bạn nên duy trì việc đi bộ và cử động nhẹ cổ vì nằm nghỉ trên giường trong thời gian dài có thể khiến cổ trở nên cứng và các cơn đau cũng kéo dài hơn.

chuom-am-giup-giam-dau-co-vai-gay

Liệu pháp nhiệt (chườm nóng hoặc chườm lạnh) là một cách giảm đau nhức, sưng tấy hiệu quả

Đau nhức cổ vai gáy có thể xảy ra do lối sống sinh hoạt thiếu khoa học. Ngoài ra, những bệnh lý xương khớp do quá trình lão hóa tự nhiên cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đau nhức cổ vai gáy không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong một vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài hơn và làm ảnh hưởng đến khả năng cử động thân trên.

Để cải thiện các tình trạng đau cổ vai gáy, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, liệu pháp nhiệt (chườm nóng hoặc chườm lạnh). Bên cạnh đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải tình trạng này, hãy duy trì cho mình một chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp, vận động cơ thể thường xuyên.

sua-nubest-tall-6-trong-1