Thoái hóa khớp gối là một trong những tình trạng tổn thương ở khớp khá phổ biến. Thoái hóa khớp gối gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe người và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Cần phòng tránh bệnh như thế nào cũng như thoái hóa xương khớp nên ăn gì để cải thiện bệnh tình? Hãy cùng Khoedeplavang.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé
Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến ở mọi đối tượng
Thoái hóa khớp gối, thường được gọi là viêm khớp hao mòn, là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp và sụn bị mài mòn. Khi điều này xảy ra, xương của các khớp cọ xát chặt chẽ hơn với nhau dẫn đến đau, sưng, cứng, giảm khả năng di chuyển và đôi khi hình thành các gai xương.
Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến xương, sụn và màng hoạt dịch ở khớp gối. Sụn là một mô trơn tạo bề mặt trơn nhẵn cho chuyển động của khớp và đóng vai trò như một tấm đệm giữa các xương.
Màng hoạt dịch mềm, bao quanh các khớp, tạo ra chất lỏng gọi là chất lỏng hoạt dịch để bôi trơn, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho sụn. Khi các chức năng này bị phá vỡ, chúng không còn tác dụng bảo vệ xương khớp đầu gối và tình trạng tổn thương xương xảy ra.
Thoái hóa khớp gối bị ảnh hưởng bởi viêm khớp dẫn đến đau và viêm. Cơn đau phát triển dần dần theo thời gian, đôi khi cũng khởi phát đột ngột. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác:
Các cơn đau đầu gối xuất hiện khi bạn vận động
Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh thoái hóa khớp gối bởi khả năng chữa lành của sụn giảm dần khi một người già đi.
Trọng lượng cơ thể: Trọng lượng quá nặng gây sức ép lên khớp, các mô mỡ đè nén khớp gây đau.
Di truyền: Các đột biến di truyền có thể làm cho một người bị viêm xương khớp ở đầu gối hoặc khả năng do di truyền bất thường về hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới.
Chấn thương lặp đi lặp lại: Đây thường là kết quả của một số loại công việc, nhất là công việc cần lao động nặng. Chấn thương xảy ra nhiều lần ngay cả khi cơ thể chưa thật sự phục hồi sẽ gây căng thẳng cho khớp, tăng khả năng thoái hóa khớp gối.
Chơi thể thao: Các vận động viên bóng đá, quần vợt hoặc chạy đường dài có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối do sự vận động liên tục ở các khớp.
Bệnh lý khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Người bị rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc hormone tăng trưởng, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp.
Chế độ ăn uống đủ chất giúp giảm thiểu cơn đau do thoái hóa khớp
Nước hầm sụn hoặc xương ống bò: Trong xương ống và sụn của bò có chondroitin và glucosamin – đây là hai hợp chất tự nhiên cấu thành nên sụn. Đồng thời, chúng cung cấp một lượng canxi đáng kể giúp nuôi dưỡng khớp xương, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.
Cá nước lạnh: Cá ngừ, cá hồi, cá trích là những loại cá giàu axit béo omega-3. Đây là chất kháng viêm hiệu quả giúp bạn hạn chế được các tình trạng viêm khớp nói riêng, thoái hóa khớp nói chung.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Rau xanh, ngũ cốc, đậu… đều chứa chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Những loại thực phẩm này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ dinh dưỡng để bảo vệ các cơ quan quan trọng.
Chất béo lành mạnh: Các loại hạt, dầu oliu, bơ thực vật, dầu dừa… chứa nhiều chất béo lành mạnh. Đặc biệt các chất có trong bơ và đậu nành có khả năng kích thích sản sinh collagen – một loại protein giúp hình thành sụn chắc khỏe.
Trái cây: Một số loại trái cây họ cam như cam, quýt, bưởi, hay dứa, đu đủ… chứa nhiều vitamin C giúp kháng viêm hiệu quả và nâng cao sức đề kháng.
Thịt heo và thịt gia cầm: Đây là những món ăn bổ trợ rất tốt cho bữa ăn hằng ngày thêm dinh dưỡng, nên bổ sung vào thực đơn cho người bị thoái hóa xương khớp.
Thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn được chế biến sẵn là các loại chiên rán, khoai tây, nướng… nhiều dầu mỡ. Những món ăn này không những gây biến đổi chất làm gia tăng tình trạng viêm xương khớp mà còn ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể, dễ tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì.
Thói quen ăn mặn: Quá nhiều natri trong khẩu phần ăn khiến xương giòn và dễ gãy. Những người bị thoái hóa khớp gối ăn mặn còn khiến tình trạng nặng hơn, đau hơn.
Thực phẩm nhiều đường và carbohydrate: Những món ăn ngọt như bánh quy, chè, bánh ngọt… nếu ăn quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi, đồng thời biến đổi protein khiến xương khớp yếu đi.
Nước ngọt, cafe, thuốc lá, rượu bia: Đây là các loại chất kích thích gây hại cho người bị thoái hóa xương khớp, đặc biệt là khớp gối. Sử dụng các chất này trong thời gian dài khiến tình trạng thoái hóa trở nên trầm trọng hơn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Thoái hóa khớp thông thường trải qua 4 giai đoạn:
Các cục xương nhỏ được gọi là u xương phát triển ở vùng đầu gối, tổn thương nhẹ đối với sụn. Không có sự thu hẹp rõ ràng của không gian giữa các xương để chỉ ra rằng sụn đang bị phá vỡ. Những người bị viêm khớp giai đoạn 1 không cảm thấy đau hoặc khó chịu. Khớp sẽ bình thường trên phim chụp X-quang.
Trong giai đoạn này, bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng, đặc biệt là dấu hiệu của sự hao mòn. Chụp X-Quang và các hình ảnh chụp khác của khớp gối sẽ cho thấy rõ ràng sự phát triển của xương nhiều hơn và sụn sẽ bắt đầu mỏng đi.
Khoảng trống giữa các xương vẫn bình thường, nhưng khu vực nơi xương và mô gặp nhau sẽ bắt đầu cứng lại. Khi các mô cứng lại, xương dày và đặc hơn. Một lớp xương mỏng phát triển bên dưới sụn trong khớp. Người bệnh bị cứng hoặc đau khớp. Khu vực xung quanh khớp gối bắt đầu cảm thấy cứng và khó chịu sau khi ngồi trong thời gian dài.
Mặc dù có một số tổn thương nhỏ, nhưng ở giai đoạn này xương không cọ xát hoặc xây xát vào nhau. Chất lỏng hoạt dịch có mặt giúp giảm ma sát và hỗ trợ chuyển động của đầu gối.
4 giai đoạn thoái hóa khớp
Tình trạng tổn thương sụn bắt đầu tiến triển, khoảng cách giữa các xương đã thu hẹp, phim chụp X-Quang cho thấy sụn bị mất. Cảm giác đau và khó chịu xảy ra khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, chẳng hạn như chạy, đi bộ, quỳ và cúi. Các dấu hiệu ban đầu của viêm khớp xuất hiện.
Khi viêm khớp tiến triển, sụn tiếp tục mỏng và bị phá vỡ. Xương phản ứng bằng cách dày lên và phát triển ra bên ngoài để tạo thành cục. Mô bao quanh khớp sẽ bị viêm và có khả năng tiết thêm chất lỏng hoạt dịch, dẫn đến sưng tấy.
Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối đi kèm với các triệu chứng rất dễ nhận thấy. Không gian giữa các xương tiếp tục bị thu hẹp khiến sụn bị phá vỡ thêm. Kết quả là khớp bị cứng, viêm liên tục và có ít dịch xung quanh khớp. Ma sát diễn ra nhiều hơn trong khớp khiến người bệnh đau và khó chịu, đặc biệt khi di chuyển.
Chụp X-Quang lúc này cho thấy sụn đã bị mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại rất ít. Tùy vào tình hình bệnh của từng người mà có thể phát triển thêm các cục xương và cảm thấy đau dữ dội trong các hoạt động đơn giản, chẳng hạn như đi bộ.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, xương có thể bị biến dạng và gập góc do sụn mất đối xứng. Đến giai đoạn này, điều trị phẫu thuật thường là lựa chọn duy nhất.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh hoàn toàn phòng tránh được chỉ bằng lối sống lành mạnh thường ngày như:
Trọng lượng dư thừa gây thêm áp lực lên đầu gối, theo thời gian làm mòn sụn. Chất béo dư thừa cũng khiến cơ thể sản xuất quá nhiều cytokine – một loại protein gây viêm. Điều này dẫn đến tình trạng viêm lan rộng và có thể thay đổi cách thức hoạt động của các tế bào sụn.
Trọng lượng cơ thể nếu quá tải sẽ gây áp lực lên các khớp
Lượng glucose cao ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ viêm và mất sụn. Ở Mỹ, hơn 50% người bị tiểu đường cũng bị viêm khớp. Nếu không muốn bị thoái hóa khớp gối, bạn nên chú ý chế độ ăn uống hằng ngày để tránh dư thừa đường trong cơ thể.
Việc tập luyện thường xuyên có tác dụng nâng cao sức khỏe trong hầu hết các giai đoạn của cuộc đời. Các bài tập giãn cơ, yoga, gym… hoặc một môn thể thao đúng sở thích sẽ là điều kiện để rèn luyện xương khớp và tăng cường sức mạnh, hạn chế các tổn thương ở cơ quan này.
Một số môn thể thao hoặc ngành nghề liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại của khớp gối dễ gây ra chấn thương. Sụn chịu tổn thương do chấn thương có nhiều khả năng bị viêm khớp sau này. Do đó, bạn cần hạn chế nguy cơ té ngã, chú ý hoạt động lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Tùy vào thể trạng người bệnh cũng như giai đoạn thoái hóa hiện tại mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau với các biện pháp:
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa thoái hóa khớp được áp dụng phổ biến
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh gây đau nhức, khó chịu trong hoạt động thường ngày. Nắm được các triệu chứng của bệnh giúp bạn có cách chữa trị sớm. Hy vọng với bài viết vừa rồi, bạn đã biết thoái hóa xương khớp nên ăn gì để phòng tránh được bệnh, đồng thời duy trì sức khỏe xương khớp.