Nhiều người cho rằng viêm khớp dạng thấp là bệnh của tuổi già nhưng thực tế căn bệnh này bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ dưới 40 tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc. Nội dung về viêm khớp dạng thấp và cách điều trị trong bài viết sau đây của Khỏe đẹp là vàng, hy vọng giúp các bạn có cái nhìn cụ thể nhất về căn bệnh này, từ đó có phương pháp chăm sóc và bảo vệ hệ xương khớp hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp hay đa khớp dạng thấp là tình trạng đau, xơ cứng khớp tay, khớp lưng, khớp gối, khớp bàn chân. Tình trạng viêm cũng có thể xuất hiện tại các bộ phận khác như phổi, mắt, tim, mạch máu, da, dây thần kinh.
Đây là bệnh lý nguy hiểm, cản trở sinh hoạt, công việc và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Do đó, áp dụng các phương pháp giảm đau để “sống chung” với bệnh là cách duy nhất người mắc viêm khớp dạng thấp có thể thực hiện.
Thực chất, viêm khớp dạng thấp là một dạng của rối loạn tự miễn, hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh gây viêm nhiễm, sưng đau ở các bộ phận bị tổn thương. Bao quanh xương khớp có một lớp màng bảo vệ, khi hệ miễn dịch tấn công lớp màng này khiến nó bị phá vỡ sẽ ảnh hưởng đến sụn và xương trong khớp, hệ thống dây chằng nối giữa các khớp với nhau cũng bị giãn ra, dần dần suy yếu, khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
Thông thường, bệnh diễn ra cùng lúc tại nhiều khớp nên được gọi là viêm đa khớp. Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị “nhầm lẫn” dẫn đến viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh được cho là có tính di truyền vì một số gen di truyền có thể khiến người bệnh nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường tăng khả năng khởi phát bệnh.
Một số yếu tố làm tăng rủi ro mắc viêm khớp dạng thấp:
Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp tăng dần theo độ tuổi, nhóm đối tượng trên 60 tuổi dễ mắc bệnh vì khớp lúc này đã bị lão hóa tự nhiên.
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 2-3 lần so với nam giới.
Hút thuốc lá: Một số chất trong thuốc lá góp phần thúc đẩy bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển.
Tiền sử sinh sản: Phụ nữ chưa từng sinh con có khả năng mắc bệnh cao hơn người đã từng sinh đẻ.
Béo phì: Cân nặng vượt chuẩn so với chiều cao gây áp lực cho hệ xương khớp đồng thời tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nếu cơ thể có các dấu hiệu sau đây, rất có thể các bạn đang phải đối mặt với bệnh viêm khớp dạng thấp:
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời.
Nếu không may mắc phải viêm khớp dạng thấp, điều chỉnh chế độ ăn uống là việc đầu tiên bạn cần làm. Những thực phẩm người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn bao gồm:
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng là nguồn cung cấp Canxi, vitamin C, sắt, vitamin B6, Magie, kali, chất xơ… dồi dào vừa có lợi cho sức khỏe vừa tăng cường mật độ xương, sức chịu đựng của xương, hạn chế sự hình thành và phát triển của viêm nhiễm trong xương khớp. Nhờ vậy, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cảm thấy dễ chịu và vận động thuận tiện hơn.
Bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng: Đạm, chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin B9, Kali, Phốt pho, selen, Canxi… trong đó, nổi bật nhất là vitamin K khá cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ Canxi của xương, củng cố hệ xương vững chãi đồng thời giảm các triệu chứng đau nhức do viêm khớp dạng thấp.
Dinh dưỡng trong quả việt quất có tác động lớn đến các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và bảo vệ hệ xương khớp chắc khỏe. Việt quất chứa anthocyanins hoạt động như một chất chống viêm mạnh có khả năng giảm đau và sưng tấy đồng thời đảo ngược tác hại của các gốc tự do trong tế bào, ngăn ngừa lão hóa tự nhiên. Sắt và kẽm trong việt quất cũng duy trì sự khỏe mạnh và đàn hồi cho hệ xương khớp.
Cam quýt và nhiều loại trái cây có múi khác giàu vitamin C ngăn ngừa sự mất xương và quá trình phát triển tự nhiên của bệnh viêm khớp dạng thấp, giảm triệu chứng bệnh giúp người bệnh vẫn có thể vận động, làm việc mà không bị đau nhức, khó chịu quá sức chịu đựng.
Cá hồi, cá thu, cá mòi cung cấp nhiều dưỡng chất tăng cường sức mạnh cho xương, đặc biệt là Canxi, vitamin D, axit béo Omega-3 giúp củng cố xương chắc khỏe, dẻo dai, duy trì sự linh hoạt cho xương khớp. Các bạn nên ăn cá béo khoảng 2-3 lần/tuần để giảm thiểu triệu chứng đau nhức và sự khó chịu do bệnh viêm đa khớp gây ra.
Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân, óc chó là những loại hạt rất tốt cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguồn vitamin và khoáng chất trong các loại hạt như vitamin E, magie, phốt pho, Canxi, kali, mangan, selen, đồng giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa giúp hệ xương khỏe mạnh và cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.
Trà xanh chứa hoạt chất tanin có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp. Các bạn có thể sử dụng lá trà xanh tươi để nấu nước uống thay thế nước lọc hoặc dùng bột trà xanh để làm bánh, pha nước uống hay chế biến các món ăn trong bữa ăn gia đình.
Nghệ tươi và bột nghệ là “thần dược” của những người mắc bệnh xương khớp như đau nhức, viêm khớp, chấn thương xương khớp. Trong thực phẩm này có khả năng ức chế hoạt động của NF-Kb, yếu tố gây viêm trong xương khớp đồng thời ức chế sản sinh các yếu tố gây viêm khác như IL-1β và TNFα, làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm đa khớp. Ngoài ra, hoạt chất kháng sinh tự nhiên mang tên curcumin trong nghệ có thể giảm đau nhức xương khớp an toàn hơn so với các loại thuốc giảm đau.
Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý xương khớp khác, các bạn nên kiêng khem các thực phẩm sau đây:
Nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt nên khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm xương khớp, gout. Người đau nhức xương khớp, viêm đa khớp không nên ăn nội tạng động vật, nhất là trong thời điểm đang phát bệnh vì sẽ khiến cơn đau càng nặng thêm,.
Bánh kẹo, kem, bánh quy chứa nhiều đường. Đường là một trong những tác nhân khiến tình trạng viêm tại vùng xương khớp tiến triển nặng và khó lường hơn, các cơn đau dày đặc và cường độ mạnh hơn. Ngoài ra quá nhiều đường còn làm giảm lượng khoáng chất trong xương, khiến xương yếu hơn.
Chế biến thực phẩm theo phương pháp chiên rán làm tăng hàm lượng acid béo no trong cơ thể khiến viêm nhiễm, đau nhức xương khớp càng nghiêm trọng hơn. Do đó, các bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên, rán hoặc các sản phẩm đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ như xúc xích, khoai tây chiên, bánh rán…
Tinh bột cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm viêm nhiễm tại hệ xương khớp. Không nên ăn cơm, ngô, khoai, bánh mì, gạo nếp quá nhiều nếu các bạn đang phải vật lộn với viêm đa khớp, đau nhức, thoái hóa xương khớp.
Thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, lươn, thịt chó có hàm lượng đạm động vật và phốt pho cao. Tuy đây đều là những dưỡng chất quan trọng đối với hệ xương nhưng khi bổ sung hàm lượng cao sẽ khiến các triệu chứng viêm, đau nhức, cứng khớp nặng thêm, khiến người bệnh đau càng thêm đau. Do đó, tốt nhất nên cắt giảm thịt đỏ ra khỏi thực đơn dinh dưỡng.
Đồ uống có cồn như rượu, bia hủy hoại xương bằng cách làm mất Canxi trong xương, tăng mức độ nghiêm trọng của viêm xương khớp dạng thấp. Đối với sức khỏe, đồ uống có cồn cũng không phải là sự lựa chọn được hoan nghênh.
Áp dụng chườm nóng/lạnh tại các vị trí sưng, đau, viêm xương khớp giúp giảm cảm giác đau do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Tuy chỉ là giải pháp tạm thời nhưng cũng giúp người bệnh thoải mái hơn trong thời gian ngắn.
Vận động nhẹ nhàng với các bài tập đi bộ, bơi lội, đạp xe có thể hỗ trợ giảm đau cơ, khớp, giúp hệ xương linh hoạt hơn. Các bài tập yoga cũng rất có lợi đối với người bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các bạn nên theo học tại các trung tâm dạy yoga để được hướng dẫn tập luyện bài tập phù hợp và đúng kỹ thuật.
Những động tác massage nhẹ nhàng lên các vùng khớp bị viêm, sưng có thể giúp giảm tình trạng viêm và sưng, giảm đau nhức. Hoạt động massage nên được thực hiện hằng ngày thay vì chỉ massage khi cơn đau ập đến.
Cân nặng quá cao hay quá thấp đều có thể trở thành tác nhân gây ra viêm đa khớp. Do đó, kiểm soát cân nặng ở ngưỡng hợp lý cũng có tác động tích cực đến tình trạng bệnh.
Có một số dụng cụ chỉnh hình có chức năng bảo vệ các khớp xương như đệm lót giày, nẹp, niềng khớp. Dụng cụ này sẽ giữ cho khớp được căn chỉnh đúng cách, khống chế cử động giúp bảo vệ khớp xương và giảm đau nhức xương khớp cho những người bị viêm khớp.
Nếu tình trạng đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp diễn ra nghiêm trọng, các liệu pháp trên chưa thể giúp giảm đau mà các bạn nên sử dụng thuốc giảm đau chuyên dụng. Một số loại thuốc giảm đau nổi bật gồm có: Methotrexate, aspirin, ibuprofen celecoxib… Việc sử dụng thuốc giảm đau để điều trị viêm khớp dạng thấp phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tùy tiện uống thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Nước chiếm khoảng 70% thành phần của sụn, có nhiệm vụ duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Khi thiếu nước có thể khiến 2 đầu xương bị tổn thương khi vận động, chức năng sụn suy giảm, thoái hóa, giòn và dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Do đó, muốn phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp cần uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày.
Tập luyện thể dục thể thao rất có lợi cho sức khỏe, vóc dáng và sắc đẹp. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý vận động đúng cách, vừa sức, không để hệ xương bị áp lực lớn, chấn thương trong quá trình luyện tập tạo cơ hội cho bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển.
Thừa cân hay béo phì đều có thể gây áp lực đến hệ xương. Nếu khối lượng cơ thể vượt quá sức chịu đựng của xương sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Mặt khác, nếu cân nặng quá thấp, suy dinh dưỡng, thiếu chất xương cũng sẽ rất yếu, tạo điều kiện cho viêm khớp phát triển. Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với phòng ngừa viêm khớp dạng thấp.
Thực đơn ăn uống giàu vitamin C, D, E, các khoáng chất: Canxi, Sắt, Kẽm, Phốt pho, Magie cần thiết cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh sẽ đẩy lùi nguy cơ bệnh viêm khớp dạng thấp và giúp chúng ta vận động thoải mái, không ngại đau nhức xương khớp. Do đó, các bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, tập trung bổ sung những thực phẩm chứa các dưỡng chất trên để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Những chấn thương xương khớp không được điều trị đúng cách dứt điểm sẽ dai dẳng không lành tạo điều kiện cho viêm nhiễm ngầm, tổn thương sụn khớp, gây viêm khớp. Bên cạnh việc tránh để cơ thể chấn thương xương khớp thì các bạn cũng nên chú ý điều trị chấn thương xương khớp dứt điểm để giảm nguy cơ biến chứng thành viêm khớp dạng thấp.
Làm việc, học tập, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ bệnh tật và gây hại cho hệ xương khớp, dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đau nhức xương khớp. Do đó, các bạn nên đảm bảo môi trường sống có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.
Những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp và cách điều trị trong bài viết dưới đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này từ đó có cách phòng ngừa và khắc phục bệnh hiệu quả. Tham khảo các bài viết xương khớp khác trên Khỏe Đẹp Là Vàng để chăm sóc hệ xương khớp chắc khỏe thoải mái vận động bất chấp tuổi tác.