Khô khớp gối là tình trạng hiện tượng hệ xương có tiếng lạo xạo khi vận động kèm theo triệu chứng đau nhức ở hai khớp gối làm giảm chức năng vận động. Bệnh lý này gây ra vô số hệ lụy cho cuộc sống và có thể biến chứng nếu không được điều trị sớm. Bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ hướng dẫn y khoa của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Người mắc bệnh khớp gối nên ăn gì, không nên ăn gì để bệnh nhanh thuyên giảm là nội dung chính trong bài viết sau đây của Khỏe đẹp là vàng.
Bệnh khô khớp gối hình thành do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Phần sụn chêm là tấm đệm lót giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày có nhiệm vụ giảm xóc, bảo vệ đầu xương không bị cọ xát, mài mòn. Mỗi khớp gối sẽ có hai sụn chêm ở trong và ngoài. Sụn chêm này có thể bị tổn thương nếu chúng ta cử động mạnh bất ngờ, không đúng cách khiến khớp đầu gối bị trật hoặc do có lực mạnh tác động vào đầu gối. Người tập thể thao cường độ cao có nguy cơ mắc chấn thương sụn chêm nhiều nhất. Khi sụn chêm bị tổn thương khiến đầu gối sưng, đau, khó cử động, lâu ngày gây khô khớp gối.
Hình mô phỏng khớp gối bị khô
Viêm khớp được chia thành 3 loại:
Viêm xương khớp: Lớp sụn giữa xương bị hao mòn, hai đầu xương cọ xát với nhau khi vận động gây đau đớn. Vị trí viêm khớp thường gặp là khớp gối, nơi giao nhau của xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Khớp gối là một trong những khớp phải hoạt động nhiều nhất, thường xuyên chịu sức nặng của cơ thể khi sinh hoạt, vận động thể thao nên dễ bị hao mòn, thoái hóa. Tổn thương khớp gối dẫn đến các phản ứng viêm, khô khớp gối, gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động.
Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp là do tình trạng tự miễn, cơ thể tự tấn công các mô khỏe mạnh gây tổn thương tại đầu gối. Người bị viêm màng hoạt dịch – màng mỏng bao phủ lớp lót bên trong của khớp gối khiến khớp bị cứng, khô, đau đớn khi vận động.
Viêm khớp do chấn thương: Rách sụn chêm, chấn thương dây chằng do vận động mạnh, té ngã, khiến khớp gối bị tổn thương, viêm khớp và khô khớp.
Dây chằng gồm các mô liên kết sợi cứng bao gồm các phân tử collagen dài và dai có nhiệm vụ nối các xương trong và quanh khớp với xương chày, xương mác. Chấn thương dây chằng thường xảy ra khi chơi thể thao, duỗi gối quá mức. Khi dây chằng đầu gối bị rách, đứt, chúng ta có nguy cơ xuất huyết nội, đau sưng khớp gối, khô khớp gối.
Xơ khớp là tình trạng xung quanh khớp gối xuất hiện một lượng mô sẹo xơ cứng, dày đặc quá mức. Những người đã từng phẫu thuật đầu gối, thay khớp gối, phẫu thuật chấn thương dây chằng chéo trước có nguy cơ cao bị xơ khớp. Các biểu hiện của xơ khớp: Đầu gối sưng, nóng ấm, đau nhức ngày càng nghiêm trọng, bị cong khi đi bộ…
Sự khác biệt giữa khớp gối bình thường và khớp gối bị khô
Khô khớp gối là tình trạng không thể xem thường, chần chừ trong chẩn đoán và điều trị, chúng ta có thể phải đối mặt với những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng:
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người mắc bệnh khô khớp gối cần lựa chọn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe xương khớp dưới đây:
Hầu hết các loại hải sản như cá, tôm, cua, ghẹ, ốc… đều chứa hàm lượng Canxi, vitamin D cao giúp hệ xương chắc khỏe, giảm thiểu đau nhức, cứng khớp. Đặc biệt, trong một số cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi… có nhiều axit béo omega 3. Dưỡng chất này có khả năng giảm đau, chống viêm, hạn chế cứng khớp, ngăn ngừa thoái hóa.
Hải sản giàu Canxi và vitamin D tốt cho xương
Trong xương ống heo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: Canxi, vitamin A, chất béo, amino axit, glycine, glucosamine… mang đến hiệu quả cao trong việc hạn chế các bệnh về xương như loãng xương, đau khớp tay chân, khớp vai, tăng sức đề kháng, giải độc, hoạt huyết, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn… Những lợi ích này đối với người bị khô khớp đều rất tốt, giúp các dấu hiệu bệnh giảm đi đáng kể, người bệnh cảm thấy khỏe mạnh và dễ chịu hơn.
Sữa giàu Canxi, Protein và được bổ sung thêm nhiều vi khoáng có lợi cho hệ xương: Sắt, Kẽm, Magie, Phốt pho, vitamin D… với hàm lượng cao hơn các thực phẩm thông thường khác nên giúp chăm sóc và bảo vệ hệ xương khớp hiệu quả. Bên cạnh sữa tươi, các bạn có thể sử dụng các chế phẩm được làm từ sữa khác như sữa chua, phô mai…
Hạt điều, hạt đậu nành, hạt óc chó, macca, hạnh nhân… chứa lượng lớn chất chống oxy hóa giúp chống lại quá trình oxy hóa xương khớp. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp hệ xương khỏe mạnh và chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.
Các loại hạt giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa lão hóa xương khớp
Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa… là lựa chọn không nên bỏ qua trong thực đơn dinh dưỡng của người bị khô khớp gối. Rau màu xanh đậm chứa nhiều vitamin C, vitamin K, Collagen, Canxi giúp khớp gối hoạt động trơn tru, giảm thiểu đau nhức do khô khớp, từ đó người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, vận động dễ dàng hơn.
Trong cà chua chứa nhiều vitamin K, giúp hệ xương khỏe mạnh hơn, tăng cường sản xuất osteocalcin giúp mật độ xương tăng lên. Trong cà chua còn có Canxi và nhiều khoáng chất tốt cho xương khớp, ngăn ngừa tổn thương tế bào và kháng viêm giúp các dấu hiệu viêm khớp, khô khớp thuyên giảm.
Lá, ngọn, củ khoai lang đều có chứa Canxi. Do đó, ăn khoai lang bổ sung cho cơ thể một lượng Canxi thiên nhiên giúp chống loãng xương ở người cao tuổi và bệnh còi xương ở trẻ em. Mặt khác, chất xơ trong khoai lang cũng là một loại thuốc trị táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
Khoai lang giàu Canxi và nhiều khoáng chất thiết yếu
Trong quả bơ chứa đến 20 loại vitamin và khoáng chất trong đó, nhiều nhất phải kể đến Canxi, đồng, sắt, kẽm, magie, vitamin A, vitamin B5, vitamin B6, các axit béo lành mạnh. Đây đều là những dưỡng chất rất thiết cho hệ xương, giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, giảm đau nhức, cứng khớp, khô khớp. Ngoài ra, bơ còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, giảm cân.
Lượng vitamin C vừa đủ trong đu đủ có khả năng bảo vệ hệ xương trước nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp. Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp là một trong những tác nhân gây khô khớp. Do đó, thường xuyên ăn đu đủ rất có ích đối với người có nguy cơ mắc bệnh khô khớp hay đang phải sống chung với khô khớp. Bên cạnh đó, ăn nhiều đu đủ còn tăng cường chức năng phổi, tốt cho mắt, tăng sức đề kháng, chống viêm.
Đu đủ bảo vệ hệ xương trước nguy cơ viêm khớp dạng thấp
Nấm chứa vitamin D, Canxi, vitamin C, Magie, vitamin B6, sắt, chất xơ, protein…rất có lợi cho sức khỏe chung và hệ xương khớp. Đặc biệt, Canxi và vitamin D là cặp đôi quan trọng giúp hệ xương giữ được độ chắc khỏe, trẻ em phát triển chiều cao nhanh, làm chậm lão hóa xương, đau nhức, khô khớp gối ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, nấm còn giúp tăng cường lưu thông máu, giảm mức cholesterol, giảm tích tụ trong thành động mạch, ngăn ngừa đột quỵ.
Bên cạnh việc tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ xương, người bị khô khớp gối nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau đây nếu muốn hệ xương của mình khỏe mạnh và vận động thoải mái:
Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng khô khớp, thoái hóa khớp, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn thường có chất bảo quản không tốt xương
Các thực phẩm được chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, đồ hộp, lạp xưởng, bánh kẹo… được bổ sung thêm hóa chất, phụ phẩm, chất bảo quản có thể gây hại đến hệ xương và khiến bệnh khô khớp diễn biến phức tạp, trầm trọng hơn.
Khi sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có tính axit khiến cơ thể phải tiêu hao một lượng lớn Canxi và khoáng chất khác để trung hòa cơ thể, làm giảm lượng Canxi trong xương, yếu xương và bệnh khô khớp nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bia rượu cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, thần kinh, khiến sức khỏe suy giảm.
Khô khớp gối là bệnh lý không thể xem thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, các bạn cần liên hệ ngay cơ sở y tế để chẩn đoán, thăm khám và điều trị bệnh. Ngoài việc uống thuốc điều trị, chế độ ăn phù hợp cũng giúp chúng ta thoải mái và khỏe khoắn hơn, giảm thiểu phiến phức mà bệnh lý này gây ra.
Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi bệnh khô khớp gối nên ăn gì, không nên ăn gì. Tham khảo thêm các bài viết về xương khớp của chúng tôi để có phương án chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp tối ưu nhất nhé.