icon-tuvan

#Sự thật: Ngồi nhiều có bị lùn không?

author  |  Th4 22, 2024
Rate this post

Ngồi nhiều trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra vô số những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và chiều cao nói riêng. Vậy ngồi nhiều có khiến chiều cao con người bị “cắt giảm” đi? Để lý giải cho câu hỏi này, hãy cùng khoedeplavang.com tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

Ngồi nhiều có bị lùn không? Giải đáp?

Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao như di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt thì tư thế cũng được xét là một trong những yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển chiều cao.

Tuy ngồi nhiều không khiến bạn lùn ngay đi vài cm, vẫn nó chính là “hung thủ âm thần” khiến tốc độ tăng trưởng về chiều cao bị giảm sút đáng kể. Ngồi trong một khoảng thời gian dài, cộng với việc ngồi sai tư thế không chỉ khiến cột sống cong vẹo, gù lưng mà còn khiến cho chiều cao có sự kìm hãm rõ rệt. Lúc này các khớp xương và mô sụn sẽ chịu toàn bộ gánh nặng cơ thể, làm tăng áp lực lên các đốt xương, dây chằng và hệ thần kinh.

Ngồi làm việc quá lâu có khiến chiều cao của bạn bị suy giảm?

Ngồi làm việc quá lâu có khiến chiều cao của bạn bị suy giảm?

Trường hợp này xảy ra phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên và người trưởng thành. Ngồi lâu và sai tư thế có thể hình thành từ nhiều hoàn cảnh như ngồi học, ngồi làm việc, ngồi xem phim, ngồi chơi game, lướt mạng…

Theo nhiều chuyên gia xương khớp, ngồi nhiều còn khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra khó khăn, không suôn sẻ, đặc biệt là lượng canxi trong cơ thể. Về lâu dài sự thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến cơ thể dễ bị gãy xương, lão hóa, bào mòn nhanh chóng.

Ngồi nhiều ảnh hưởng gì tới cơ thể?

Ngồi nhiều không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, mà mô hình chung cả cơ thể và sức khỏe đang phải chịu những hậu quả vô cùng nặng nề như:

Tăng cân mất kiểm soát

Ngồi quá lâu một chỗ khiến cơ thể dễ dàng tích lũy calo và lượng mỡ thừa

Ngồi quá lâu một chỗ khiến cơ thể dễ dàng tích lũy calo và lượng mỡ thừa

Ngồi nhiều liên tục trong một thời gian, không vận động và đi lại khiến cơ thể bị gián đoạn quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Không những không luyện tập để đốt cháy calo, ngồi lì một chỗ và tiếp nạp nhiều thức ăn dầu mỡ, nước ngọt có gas sẽ khiến nguy cơ tăng cân mất kiểm soát tăng cao.

Ngồi quá lâu một chỗ khiến cơ thể dễ dàng tích lũy calo và lượng mỡ thừa

Lượng calo và mỡ thừa tích lũy theo thời gian dẫn đến cơ thể bạn dễ thừa cân, béo phì. Khi đó cơ thể sẽ phải đối mặt thêm với các căn bệnh mãn tính về tiêu hóa, hô hấp, tim mạch…

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, khi cơ thể ngồi quá lâu không vận động trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến quá trình đốt cháy calo bị ngăn cản. Từ đó, cơ thể sẽ phản ứng vô cùng chậm chạm với insulin và hormone, dẫn đến hệ quả quá trình đốt cháy đường và carbs hoạt động kém dần đi. Hệ quả cơ thể nhận lại được là nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 tăng đến 7% so với người thường.

Đẩy nhanh nguy cơ mắc các bệnh về cột sống

Những triệu chứng có thể thấy khi bạn ngồi trong một thời gian dài và sai tư thế như cột sống cong vẹo, sai lệch, gù lưng… Ngồi nhiều, ngồi sai tư thế khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn hết lên cột sống. “Trụ cột” nâng đỡ toàn bộ cơ thể này có thể bị suy yếu, áp lực tiếp tục đè nặng lên các đốt xương, đĩa sụn gây quá tải cho toàn bộ dây chằng, cơ, cũng như chèn ép lên toàn bộ hệ thống thần kinh.

Ngồi lâu và sai tư thế làm gia tăng nguy cơ bị gai cột sống, thoát vị đĩa đệm

Ngồi lâu và sai tư thế làm gia tăng nguy cơ bị gai cột sống, thoát vị đĩa đệm

Điều này về lâu về dài sẽ gây ra hàng loạt chứng bệnh về xương khớp rất khó điều trị dứt điểm như thoái hóa cột sống, tê bì tay chân, thoái hóa vùng xương chậu, thoát vị đĩa đệm…

Tăng nguy cơ đau tim

Ngồi nhiều không chỉ làm suy thoái cột sống mà còn là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ đau tim và các bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim, tắc động mạch vành, cao huyết áp…

Đã có rất nhiều cuộc khảo sát chứng minh cho điều trên, khi các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm đối tượng gồm những người lái xe hầu hết cả ngày đều ngồi một chỗ và một nhóm luôn di chuyển, đứng lên ngồi xuống. Kết quả cho thấy, tuy có cùng một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, thế nhưng nhóm người ngồi lâu tại chỗ lại có các chỉ số sức khỏe về tim mạch thấp hơn so với nhóm còn lại.

Để phòng tránh những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm này, sau mỗi giờ làm bạn cần luyện tập thể dục một cách hợp lý nhất. Trong suốt quá trình làm việc có thể thay đổi tư thế, đứng dậy đi lại, vươn vai, xoa bóp tay chân, vặn hông…

Thúc đẩy tốc độ mắc các bệnh về ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thói quen ngồi lâu một chỗ còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ở nữ giới. Số liệu nghiên cứu đã cho thấy rằng, người phụ nữ ngồi yên tại chỗ trong khoảng 6 tiếng trở lên sẽ có hơn 10% tỷ lệ bị ung thư so với người ít ngồi. Các bệnh ung thư có thể tùy theo tình trạng cơ thể, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh mà phát triển thành một số loại ung thư phổ biến như: ung thư vú, ung thư buồng trứng, đa u tủy…

Ngồi lâu trong một thời gian dài khiến cho phụ nữ dễ gia tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng

Ngồi lâu trong một thời gian dài khiến cho phụ nữ dễ gia tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng

Tăng nguy cơ gây ra bệnh tiết niệu

Có thể thấy hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiết niệu thường xảy ra ở nhân viên văn phòng và đa số là nữ giới. Ngồi quá lâu, không đi lại, vận động khiến các mạch máu lưu thông kém, trì trệ, khiến cho cơ thể ứ đọng nước tiểu dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm trùng đường tiết niệu…

Bên cạnh đó, do cấu tạo đường niệu ở nữ ngắn hơn so với nam giới thế nên nguy cơ viêm nhiễm có thể cao gấp 2 lần. Để phòng ngừa những bệnh liên quan đến hệ tiết niệu bạn cần luyện tập thường xuyên, hạn chế nhịn tiểu, uống nhiều nước, vệ sinh đường sinh dục.

Gây rối loạn hệ tiêu hóa trầm trọng

Khổng chỉ ảnh hưởng tiết niệu, ngồi quá lâu, tập trung trước máy tính cũng khiến cho bạn dễ gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, viêm ruột, loét dạ dày, sa trực tràng… Cụ thể khi cơ thể tiếp nạp thức ăn nhưng lại ít có hoạt động để hỗ trợ tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa giảm nhu động và tiết dịch dạ dày. Thức ăn ở lâu trong đường ruột nhưng không được lên men, hấp thụ, từ đó tích tụ trong dạ dày gây ra có triệu chứng chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Hệ tiêu hóa suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến các cơn đau âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng

Hệ tiêu hóa suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến các cơn đau âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng

Người bệnh khi có những triệu chứng trên sẽ có cảm giác chán ăn, ợ chua hay táo bón. Nếu tình trạng này tiếp diễn, cơ thể có nguy cơ đối mặt với bệnh trĩ, sa trực tràng, tăng cân, béo phì. Để giải phóng lượng calo và mỡ thừa tồn đọng trong cơ thể bạn nên luyện tập thể dục thể thao, thay đổi tư thế ngồi, vận động nhiều hơn, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế các món chứa nhiều dầu mỡ, gia vị.

Xuất hiện dấu hiệu giãn tĩnh mạch

Một trong những biểu hiện khá rõ rệt có thể nhận thấy ở những người ngồi lâu đó chính là sự xuất hiện giãn tĩnh mạch tại vùng bắp chân. Thông thường, máu sẽ có cơ chế hoạt động chảy từ tim đi nuôi cơ thể qua các động mạch và trở về ngược lại tim qua hệ tĩnh mạch. Tuy nhiên với thói quen ngồi lâu, khiến cho việc máu chảy đến các chi bị ứng đọng không quay ngược lại. Tình trạng này tích tụ lâu dần sẽ khiến cho các tĩnh mạch chân ứ trệ, hình thành cục máu đông, có dấu hiệu sưng, xoắn lại hoặc phình to. Giãn tĩnh mạch tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến cho người bệnh bị đau nhức, phù nề, khó khăn trong quá trình vận động và đi lại.

Tư thế ngồi ảnh hưởng đến chiều cao bạn nên lưu ý?

Tưởng chừng như thói quen ngồi lâu, ngồi sai tư thế vô hại, thế nhưng chúng lại mang đến cho sức khỏe và chiều cao rất nhiều tác hại nguy hiểm đến không tưởng.

Hãy cùng khoedeplavang.com điểm qua một số tư thế ngồi gây ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của bạn:

Tư thế ngồi dạng hai chân chữ W

Đây là tư thế bạn dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ khi đang ngồi chơi trên sàn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tư thế ngồi dạng hai chân kiểm W sẽ gây tác động trực tiếp lên các cơ và xương chân. Bởi xương trẻ nhỏ khá mềm, khi ngồi lâu một chỗ và gập lại sẽ tạo một áp lực không nhỏ lên vùng đĩa sụn khiến cho xương bị kìm hãm tốc độ phát triển tối ưu. Không những thế, tư thế ngồi chữ W cũng là “thủ phạm” dẫn tới việc xương chân bị cong vẹo, lệch hẳn sang hai bên.

Tư thế ngồi W với những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến dáng đi và chiều cao

Tư thế ngồi W với những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến dáng đi và chiều cao

Nếu thói quen này không được sửa đổi kịp thời, lâu dần các khớp xương sẽ bị biến dạng, khiến tướng đi của trẻ xấu và chiều cao cũng bị ảnh hưởng.

Tư thế ngồi lưng khom xuống

Thông thường trong quá trình ngồi học tập và làm việc lâu dẫn đến vùng cột sống chịu một áp lực khá lớn khiến cho vùng bả vai có dấu hiệu tê nhức. Cũng chính điều này đã tạo ra tư thế ngồi khòm lưng, cong lưng, đổ về phía trước. Tình trạng này càng kéo dài khiến cho các đốt sống lưng từ từ bị kéo cong hình thành chữ C.

Hình dạng cột sống bị biến dạng thành chữ C

Hình dạng cột sống bị biến dạng thành chữ C

Khi cột sống bị biến dạng, lưng gù sẽ khiến chiều cao của bạn bị suy giảm trầm trọng. Đặc biệt nên lưu ý sửa đổi ngay tư thế này ở trẻ em trước và trong độ tuổi dậy thì để quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao không bị ảnh hưởng nhiều.

Tư thế ngồi ngồi vắt chéo chân

Đây là tư thế bắt gặp khá nhiều tại các văn phòng công sở, đặc biệt là ở nữ giới. Ngồi bắt chéo một chân khiến cho phần hông dễ bị lệch một bên, chưa kể khi vắt chéo chân trong một thời dài khiến cho quá trình lưu thông máu đến các chi bị gián đoạn hình thành dấu hiệu giãn tĩnh mạch.

Tư thế ngồi duyên dáng nhưng ẩn chứa nhiều tác hại cho xương khớp

Tư thế ngồi duyên dáng nhưng ẩn chứa nhiều tác hại cho xương khớp

Tư thế ngồi quá thấp/ quá cao so với bàn

Khi ngồi làm việc hay học tập sẽ có khá nhiều bạn ưa thích kiểu ngồi thấp hoặc cao hơn so với mặt bàn. Tuy nhiên đây cũng là một trong những tư thế ngồi xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao. Ngồi ghế quá thấp khiến vùng cột vô tình bị đẩy ra phía trước, khiến cột sống bị cong vẹo. Ngược lại, khi ngồi ghế quá cao so với mặt bàn, trọng lực sẽ dồn lên phần thân dưới, đặc biệt là đôi chân, khiến khung xương chậu bị nghiêng ra sau tạo nên những cơn tê bì, đau buốt.

Tư thế chuẩn và khoảng cách lý tưởng khi ngồi làm việc và học hành

Tư thế chuẩn và khoảng cách lý tưởng khi ngồi làm việc và học hành

Tư thế ngồi co một chân trên ghế

Không chỉ có thói quen ngồi vắt chéo chân mà nhiều chị em còn có thư thế ngồi hay co một chân lên mặt ghế. Tuy tư thế này sẽ khiến cơ thể bớt đi cảm giác mệt mỏi nhất thời nhưng lại khiến cho chiều cao bị kìm hãm, hình thành dấu hiệu giãn tĩnh mạch trên chân.

Ngồi co một chân lên ghế khiến máu khó lưu thông đến các chi

Ngồi co một chân lên ghế khiến máu khó lưu thông đến các chi

Tư thế ngồi tì cả hai tay lên thành ghế

Đây cũng được xem là một trong những tư thế ngồi khá được nhiều bạn trẻ ưa chuộng chính là tì hai tay lên tay vịn ghế. Khi tì tay như vậy phần lưng và hông của bạn sẽ bị hạ thấp, điều này sẽ khiến cho các đốt xương và đĩa sụn bị co lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kéo dài xương phát triển.

Ngồi tư thế tì tay lên ghế khiến phần lưng bị cong vẹo, nhô cao gù lưng

Ngồi tư thế tì tay lên ghế khiến phần lưng bị cong vẹo, nhô cao gù lưng

Hy vọng rằng với những chia sẻ về tác hại của việc ngồi lâu tại chỗ, ngồi sai tư thế mang lại những tác hại xấu cho sức khỏe và chiều cao đã giúp bạn có thêm kiến thức và nhanh chóng điều chỉnh lại tư thế khi ngồi. Nếu cột sống có những dấu hiệu đau nhức, bị lệch bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chính thống để được các bác sĩ chuyên ngành chẩn đoán và đưa ra các giải pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

sua-nubest-tall-6-trong-1