Thờ ơ với dậy thì sớm có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành. Đây là điều không phải phụ huynh nào cũng biết. Trẻ dậy thì sớm có cao được không và đâu là những cách để cải thiện tầm vóc cho những trẻ không may dậy thì sớm? Cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây của Khỏe đẹp là vàng nhé.
Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu phát triển của người trưởng thành quá sớm. Khi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai được xem là dậy thì sớm.
Sự dậy thì bao gồm sự phát triển vượt bậc của xương và cơ, hình dáng và kích thước các bộ phận thay đổi, phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.
Trên thực tế, nguyên nhân của dậy thì sớm khá phức tạp và vẫn chưa có tài liệu báo cáo cụ thể. Một số tình trạng như nhiễm trùng, rối loạn hormone, khối u, chấn thương não, béo phì… có thể dẫn đến dậy thì sớm.
Những dấu hiệu của dậy thì sớm bao gồm sự phát triển của các đặc điểm dưới đây trước thời điểm 8 tuổi ở nữ và 9 tuổi ở nam.
– Vú bắt đầu phát triển về kích thước ở bé gái
– Tinh hoàn và dương vật của bé trai to ra, giọng nói trầm hơn, lông mặt mọc nhiều và đậm màu hơn
– Hình thành lông mu và lông nách
– Chiều cao và cân nặng tăng trưởng nhanh
– Xuất hiện mùi cơ thể
– Mụn trứng cá phát triển ở mặt, lưng, ngực…
Không chỉ ảnh hưởng, dậy thì sớm được xem là một tác nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thấp lùn. Khi dậy thì quá sớm, trẻ có thể có chiều cao và cân nặng nhỉnh hơn bạn bè cùng tuổi tại thời điểm dậy thì.
Tuy nhiên, các biểu hiện phát triển sẽ ngừng lại sớm hơn bình thường. Kết quả là khiến chiều cao thấp hơn mức trung bình khi trưởng thành. Mặt khác, dậy thì diễn ra sớm đồng thời cũng kết thúc sớm. Trẻ có ít thời gian để phát triển chiều cao hơn bạn bè. Điều này khiến tầm vóc hạn chế hơn hẳn khi trẻ đạt tuổi trưởng thành.
Ngoài ảnh hưởng đến chiều cao, việc dậy thì khi tuổi đời còn quá nhỏ cũng gây ra những tác động đến tâm lý của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy e ngại, xấu hổ về những thay đổi trong cơ thể mình. Việc này sẽ chi phối không nhỏ đến tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm, ám ảnh tâm lý đối với trẻ.
Tỷ lệ trẻ dậy thì sớm đang ngày càng tăng. Báo cáo gần đây tại các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc đều cho thấy tỷ lệ trẻ dậy thì sớm đang tăng lên đáng kể. Cá biệt, một số trẻ đã dậy thì ở những độ tuổi rất nhỏ, chỉ mới lên 5, lên 6. Áp dụng các cách kìm hãm sự dậy thì quá sớm của trẻ, kết hợp các phương pháp tăng chiều cao phù hợp, là phương án duy nhất để giúp trẻ dậy thì sớm có cơ hội đạt chuẩn chiều cao.
Hiện nay, có một số cách để điều trị cho trẻ bị dậy thì sớm gồm:
Tiêm hormone làm chậm quá trình tăng trưởng, dậy thì và phát triển sinh dục thứ phát GnRH. Khi được đưa vào cơ thể, hormone này sẽ làm ức chế hoạt động của tuyến nội tiết, kìm hãm tốc độ tăng trưởng và dậy thì. GnRH sẽ được tiêm với liệu trình 4 tuần 1 mũi, hoặc cấy ghép dưới da cánh tay của trẻ định kỳ 12 tháng 1 lần. Khi đến độ tuổi phù hợp, bác sĩ sẽ ngưng dùng thuốc để trẻ phát triển đúng với độ tuổi của mình.
Tìm ra tác nhân nguy cơ khiến trẻ dậy thì sớm do chế độ ăn uống thừa chất, trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại, bệnh tật… sau đó tập trung điều trị nguyên nhân cơ bản này cũng là một cách khắc phục dậy thì sớm ở trẻ.
Quá trình dậy thì sớm bắt đầu càng sớm thì hiệu quả càng cao. Điều này cũng rất có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
Nếu không may dậy thì sớm, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để tăng chiều cao cho trẻ:
Như đã chia sẻ, kìm hãm tốc độ dậy thì của trẻ là điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện con bị dậy thì sớm. Càng đưa trẻ về đúng độ tuổi dậy thì thông thường, trẻ sẽ có cơ hội để sở hữu chiều cao đạt chuẩn khi trưởng thành.
Với trẻ dậy thì sớm, thay vì bổ sung quá nhiều chất béo, đạm, tinh bột, cha mẹ nên ưu tiên nhóm vi khoáng như Canxi, magie, kẽm, vitamin D, vitamin K… đây là những thành phần quan trọng của hệ xương, giúp xây dựng xương mới, hỗ trợ phát triển chiều cao.
Thực tế, tình trạng trẻ dậy thì sớm có thể xuất phát từ việc trẻ ăn nhiều thực phẩm gây dậy thì sớm như: thịt cổ da cầm, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều muối, nội tạng động vật, thuốc bổ, các loại rau củ trái mùa… Do đó, muốn khắc phục dậy thì sớm, cần hạn chế ăn những thực phẩm này.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp hệ xương chắc khỏe, nâng cao mật độ xương, giảm tỉ lệ xương lớn nhưng yếu, dễ gãy thường gặp trẻ dậy thì sớm do béo phì. Cha mẹ có thể động viên trẻ tập luyện các môn thể thao có lợi cho chiều cao như: Bơi lội, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, nhảy dây, đạp xe, yoga… Thời lượng vận động mỗi ngày phải đạt từ 45-60 phút.
Xây dựng một lịch trình sinh hoạt khoa học, dành đủ thời gian để nghỉ ngơi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm. Mỗi ngày, trẻ cần ngủ từ 8-12 tiếng tùy vào độ tuổi của trẻ. Phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng, nhiệt độ phù hợp, không có tiếng ồn… là những yếu tố hỗ trợ trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Nhiều trẻ em hiện nay không hoặc rất ít khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi đây là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Vitamin D cần thiết để hệ xương hấp thụ, chuyển hóa Canxi hiệu quả. Chỉ khi có đủ Canxi, chiều cao mới phát triển hiệu quả. Loại vitamin này không có nhiều trong thực phẩm. Chế độ ăn uống hằng ngày khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Chăm sóc trẻ dậy thì sớm, cha mẹ nên cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau đây:
– Bám sát các dấu hiệu tăng trưởng dậy thì để đánh giá đúng tình trạng dậy thì sớm của trẻ.
– Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ từng tháng, quý.
– Đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình phát triển bằng cách thường xuyên quan tâm, động viên và định hướng cho trẻ phát triển theo đúng lộ trình suy nghĩ, tư duy, giúp trẻ không bị ảnh hưởng tâm lý do dậy thì sớm gây ra.
– Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cơ thể đúng, nhất là các vùng nhạy cảm để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục, mụn, mùi cơ thể.
– Trang bị các dụng cụ cần thiết cho trẻ dậy thì như: Băng vệ sinh (nữ), dao cạo râu (nam) đồng thời hướng dẫn trẻ cách sử dụng.
– Tránh quát nạt, nặng lời với trẻ dậy thì sớm bởi trẻ đang trong quá trình chuyển giao tâm lý, nhạy cảm, dễ tủi thân.
Trẻ dậy thì sớm có cao được không? Trẻ vẫn sẽ đạt chuẩn chiều cao khi trưởng thành nếu cha mẹ phát hiện sớm và khắc phục đúng cách. Đừng chủ quan với dậy thì sớm bởi hậu quả trẻ phải gánh chịu không chỉ là chiều cao khiêm tốn mà còn rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau đó.