Yến là một loại thực phẩm siêu phẩm với giá trị dinh dưỡng xuất sắc, nhưng cũng khá đắt đỏ. Thường thì yến được sử dụng cho những người cần bồi dưỡng, đặc biệt là trong trường hợp suy nhược cơ thể hoặc khi gặp tình trạng đau ốm. Ngoài ra, nhiều bà bầu cũng muốn bổ sung yến vào chế độ ăn để cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, họ thường đặt ra câu hỏi liệu bà bầu có thể ăn yến không và cách ăn yến sao cho phù hợp với tình trạng mang thai. Tất cả những thắc mắc này sẽ được Khỏe đẹp là vàng giải đáp trong bài viết dưới đây.
Yến hay yến sào là nước bọt của chim yến, được chim đực nhả ra xây thành các tổ nhỏ gắn vào mặt tường thẳng đứng. Việc thủ hoạch tổ yến rất kỳ công, quá trình làm sạch tổ yến cũng rất lâu và đòi hỏi sự kỹ lưỡng.
Yến sào được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Protein trong yến sào chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Các axit amin có trong yến bao gồm: Valin, Leucine, Isoleucine, Threonine, Methionine, Phenylalanine, Lysine, Tryptophan, axit aspartic, Histidine, Glycine, Cysteine, Alanine. Yến cũng chứa nhiều hormone quan trọng như testosterone và estradiol.
Yến cũng chứa nhiều carbohydrate và lipit. Một số chất trong tổ yến có thể kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tái tạo mô, thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
Một số khoáng chất thiết yếu trong thành phần dinh dưỡng của yến như: Canxi, sắt, mangan, Brom, đồng, kẽm giúp hỗ trợ tăng trưởng toàn diện, tăng cường trí nhớ, ổn định thần kinh.
Các nguyên tố hiếm trong yến như Crom, selen kích thích tiêu hóa, làm chậm quá trình lão hóa.
Tổ yến chứa crom và lysine sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cải thiện khả năng chuyển hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, ăn uống ngon miệng.
Với những người thường xuyên bị bệnh hô hấp, ăn yến sẽ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, dưỡng âm bổ phế, làm sạch đờm, ức chế một số tác nhân làm viêm đường hô hấp.
Nhiều thành phần trong yến sẽ tác dụng tốt đối với hệ thần kinh trung ương như Mangan, đồng, kẽm, brom… giúp an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, nuôi dưỡng não bộ, cải thiện khả năng ghi nhớ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Yến chứa nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ hệ đường ruột. Nhờ vậy ăn yến sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Yến có chứa thành phần threonine sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất collagen và elastin, những yếu tố quan trọng trong tái tạo và xây dựng cấu trúc da. Threonine cũng ngăn ngừa nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, ngừa mụn nám và tàn nhang, cải thiện màu da và giúp da đàn hồi tốt.
Ăn yến sẽ tăng cường khả năng lưu thông máu, tăng lượng máu trong cơ thể nhờ được bổ sung protein và sắt. Đây là các thành phần quan trọng để tạo máu cho cơ thể.
Trẻ em ăn yến sẽ được bổ sung nhiều dưỡng chất tốt để phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ. Yến giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường trí nhớ, ổn định thần kinh, phát triển tư duy. Trẻ có đủ năng lượng để hoạt động và học tập.
Axit amin Methionine trong yến giúp cơ bắp săn chắc, đốt cháy mỡ thừa. Yến vừa là một thực phẩm bổ dưỡng, ngăn ngừa béo phì.
Với người cao tuổi, người vừa bệnh, ăn yến sẽ giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe nhanh chóng, nâng cao khả năng miễn dịch.
Dinh dưỡng trong yến sẽ hỗ trợ thanh lọc máu, đào thải độc tố, bảo vệ các tế bào gan khỏe mạnh.
Testosterone và estradiol trong yến có tác dụng điều tiết nội tiết tố nam giới, tăng cường ham muốn và cải thiện sinh lý hiệu quả.
Canxi và phenylalanine trong yến sẽ hỗ trợ xương phát triển tốt, chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh xương khớp thường gặp như loãng xương, viêm khớp, tê bì chân tay.
Từ giá trị dinh dưỡng và các lợi ích của yến đối với sức khỏe, có thể thấy yến là một thực phẩm rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn yến được. Thậm chí nên bổ sung xuyên suốt thai kỳ với hàm lượng hợp lý để chăm sóc sức khỏe và giúp em bé phát triển tốt.
Đối với phụ nữ mang thai, ăn yến mang đến nhiều lợi ích như sau:
Khi mang thai, nhiều chị em bị hành hạ bởi các cơn nghén, khiến họ không thể ăn uống ngon miệng, cơ thể khó chịu, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơn. Dinh dưỡng trong yến sẽ giúp mẹ bầu có nhiều năng lượng, giảm triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Dinh dưỡng dồi dào trong yến sào như axit amin, vitamin và khoáng chất sẽ cung cấp nguồn dưỡng chất quan trọng để nâng cao sức khỏe cho người mẹ, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.
Sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm hơn so với thời điểm trước mang thai, dễ bị các loại virus tấn công. Bổ sung yến sẽ tăng cường đề kháng cho mẹ nhờ có chứa hoạt chất aspartic acid có khả năng tạo ra globulin thúc đẩy sản sinh tế bào B. Tế bào B tạo ra nhiều kháng thể để mẹ bầu có đề kháng, miễn dịch tốt hơn.
Hoạt chất Threonine trong yến sẽ hỗ trợ sự hình thành collagen và elastin, giúp da toàn thân sáng mịn, ngăn ngừa lão hóa, giảm nếp nhăn, hạn chế sự hình thành các vết rạn da.
Mẹ bầu thường gặp tình trạng ợ nóng, táo bón, đau nhức do thiếu sắt và canxi. Yến sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, thanh nhiệt trong cơ thể, ngăn ngừa táo bón.
Trong các cách chế biến yến sào, chưng cách thủy được đánh giá là phương pháp giúp bảo toàn dinh dưỡng cũng như hương vị của yến tốt nhất. Dưới đây là gợi ý cách chưng yến cho bà bầu dễ ăn, ngon miệng và tốt cho sức khỏe.
Bước 1: Ngâm yến
Nên ngâm bằng nước lạnh, trong khoảng 30 phút
Bước 2: Chưng yến
Yến sau khi ngâm thì để ráo, cho vào thố, cho nước ngập yến nhưng không quá đầy. Cho thố yến vào nồi có nước để chưng cách thủy. Thời gian chưng khoảng 30 phút.
Bước 3: Thêm đường phèn
Khi yến gần chín thì mở nồi, cho vài viên đường phèn vào thố yến, đậy nắp khoảng 5 phút là được.
Bước 4: Thưởng thức
Tổ yến chưng đường phèn nên ăn khi còn nóng.
Ngoài yến chưng đường phèn, các bạn có thể cho thêm hạt sen hay táo đỏ chưng chung cùng yến để tăng thêm hương vị cũng như dinh dưỡng.
Mẹ bầu có thể ăn yến sau bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng. Đây là lúc cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt, phát huy công dụng chăm sóc thai nhi hiệu quả. Buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 tiếng cũng là lúc ăn yến phù hợp. Thai nhi có thể hấp thụ dinh dưỡng từ yến để phát triển tốt.
– Lượng protein trong yến tương đối cao. Những bà bầu bị mẫn cảm với protein động vật nên cẩn trọng, ăn thử với lượng ít. Nếu không có gì bất thường mới bổ sung nhiều hơn.
– Tùy tình trạng sức khỏe mà bổ sung yến trong thai kỳ. Tránh tình trạng lạm dụng các thực phẩm bổ có thể gây thừa chất, phản tác dụng. Mỗi bữa, mẹ bầu không nên ăn quá 3g yến. Mỗi tuần có thể ăn 2-3 bữa.
– Ngoài yến, nên chú ý ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể được bổ sung dinh dưỡng khoa học, giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
– Chọn yến uy tín, chất lượng để sử dụng. Hiện nay yến bị làm giả khá nhiều. Nếu mua nhầm hàng giả, hàng nhái, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm.
Ăn yến trong thai kỳ rất có lợi. Tuy nhiên, chị em cũng không nên quá lạm dụng, có thể phản tác dụng đấy nhé. Tốt nhất nên bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn để vừa ăn uống ngon miệng vừa chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.