Cà pháo thường được dùng để muối xổi, ăn cùng với món thịt luộc hoặc canh cua. Món ăn này được người miền Bắc yêu thích. Không ít chị em băn khoăn bà bầu ăn cà pháo được không? Liệu mình có thể ăn cà pháo khi mang thai hay không? Cùng Khoẻ Đẹp Là Vàng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Cà pháo là một loại cà, thường có màu trắng, kích thước nhỏ, hình cầu, bên trong chứa khá nhiều hạt. Loại thực phẩm này có thể bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng nổi bật. 100g cà pháo có thể cung cấp có cơ thể hàm lượng dinh dưỡng như sau:
Nhìn chung, cà pháo chứa đa dạng dưỡng chất, từ đạm đến các vi khoáng thiết yếu. Dù hàm lượng không quá cao nhưng đây vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá. Do đó, thưởng thức món ăn kèm này có thể cung cấp giá trị dinh dưỡng cao hơn so với suy nghĩ của bạn.
Trong quan niệm Đông Y, cà pháo được xem là một vị thuốc được gọi là giả tử, di tử hoặc là ải qua. Ăn cà pháo có thể đem lại nhiều lợi ích nếu được bổ sung một cách khoa học.
Cà pháo có tính hàn, vị ngọt, sẽ giúp nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị ho lao. Đây là dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chữa đi ngoài ra máu, ho lao, đau răng. Y học hiện đại cũng đã tìm ra nhiều công dụng của cà pháo:
Kích thích cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn lactic có lợi cho hệ đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
Chứa phytoestrogen và peptide sẽ làm giảm nồng độ cholesterol có hại, điều chỉnh đường huyết và huyết áp ở mức an toàn.
Khi được chế biến bằng phương thức muối, cà pháo bổ sung beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư.
Vitamin C, chất xơ cùng nhiều lợi khuẩn trong cà pháo thúc đẩy quá trình đốt cháy calo và mỡ thừa. Rất có lợi cho việc kiểm soát cân nặng.
Bên cạnh những lợi ích kể trên, ăn cà pháo có thể khiến bạn đối mặt với một số rủi ro nếu ăn quá nhiều.
Bị ngộ độc solanin với các biểu hiện thường gặp là tiêu chảy, đau bụng, có thể sốt hoặc xuất hiện ảo giác. Nhất là khi ăn cà pháo còn xanh.
Cà pháo muối trong bình nhựa có thể bị ngấm hóa chất độc từ nhựa thải ra. Chất độc này có thể gây ung thư, điển hình là ung thư dạ dày.
Hàm lượng natri trong cà pháo muối khá cao. Nếu ăn nhiều cà pháo muối có thể bị phù nề, suy tim, đột quỵ do tăng huyết áp.
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cà pháo là một món ăn bổ dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được. Do đó, nếu bạn băn khoăn bà bầu ăn cà pháo được không thì đáp án là CÓ nhé.
Tuy nhiên, chị em chỉ nên tiêu thụ cà pháo một cách an toàn, với hàm lượng phù hợp. Không nên ăn cà pháo còn xanh. Trong cà pháo xanh chứa chất gây ngộ độc solanin có thể gây hại cho mẹ và bé. Cà pháo còn chứa một lượng nguyên tố có khả năng gây hại như chì, cadmium. Do đó, mẹ bầu nên thận trọng khi ăn cà pháo, chỉ nên ăn với lượng nhỏ, tránh ăn thường xuyên. Thay vào đó, ăn đa dạng các loại rau tốt cho sức khỏe khác như rau chân vịt, bông cải xanh, cà rốt…
Dù đã giải đáp được bà bầu có được ăn cà pháo không, nhưng chị em cũng nên lưu ý một vài điều quan trọng sau đây nếu muốn ăn cà pháo trong thai kỳ.
Bài viết của Khỏe đẹp là vàng tin rằng đã giúp mẹ bầu giải đáp được bà bầu ăn cà pháo được không. Bầu vẫn có thể ăn cà pháo muối nếu thèm nhưng không được ăn quá nhiều. Ngoài ra, cần chú ý chọn cà pháo đã chín, sơ chế sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.