Măng là thực phẩm nhiều người yêu thích, chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, một số người lo lắng ăn măng khi mang thai có thể gây mất máu, ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thực hư vấn đề này như thế nào, bà bầu ăn măng xào được không? Khỏe Đẹp Là Vàng sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết này.
Măng là cây non của tre, nứa… mới nhú lên khỏi mặt đất. Măng mềm, hơi mềm, dai, có thể sơ chế bằng cách luộc hoặc muối chua, phơi khô. Măng có thể xào, nấu bún, làm nhân bánh, nấu canh chua, nấu lẩu… Những món ăn từ măng có hương vị đậm đà, mùi thơm đặc trưng nên được nhiều người yêu thích. Loại thực phẩm này cũng có giá trị dinh dưỡng khá nổi bật so với các loại rau củ khác.
Măng rất giàu chất xơ, nước, ít calo, ít chất béo. Ngoài ra, nó còn chứa canxi, sắt, vitamin B1, B2, PP, C. Tùy vào nguồn gốc mà măng có giá trị dinh dưỡng chênh lệch nhau.
Loại măng | Nước (g) | Protid (g) | Glucid (g) | Chất xơ (g) |
Măng tre tươi | 92 | 1.7 | 1.7 | 4.1 |
Măng nứa tươi | 92 | 1.9 | 1.7 | 3.9 |
Măng vầu tươi | 91 | 1.4 | 2.5 | 4.5 |
Măng ngâm chua | 93 | 1.4 | 1.4 | 4.1 |
Măng khô | 23 | 13 | 21.5 | 36 |
Hỗ trợ tiêu hóa
Măng chứa một lượng nhỏ probiotic sẽ hỗ trợ các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển tốt, tăng cường hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm. Chất xơ dồi dào giúp đường ruột hoạt động ổn định, ngăn ngừa đầy hơi, táo bón.
Ngăn ngừa ung thư
Trong măng chứa chất saponin. Chất này có khả năng chống viêm, tăng nồng độ glutathione, ngừa u xơ, ung thư, tiểu đường, rối loạn mạch máu.
Giảm mỡ máu
Măng cung cấp cho cơ thể một lượng chất chống oxy hóa có lợi cho quá trình điều trị rối loạn lipid máu. Sự rối loạn lipid máu chính là tác nhân làm tăng mức cholesterol và chất béo trong cơ thể, dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Tốt cho mắt
Măng rất tốt cho thị lực. Chất chống oxy hóa trong mắt sẽ bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương, giảm nguy cơ bệnh quáng gà và đục thủy tinh thể.
Cải thiện bệnh trĩ
Chất rutin trong măng có khả năng chống viêm, ngăn ngừa đông máu, giúp cải thiện bệnh trĩ. Chất này sẽ thúc đẩy hoạt động của thành mạch, làm giảm huyết áp và cholesterol, giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả.
Giảm cân
Chất xơ trong măng giúp chúng ta no lâu, giảm sự thèm ăn. Calo và đường trong măng cũng khá thấp, trong khi đó lại giàu vitamin và khoáng chất. Do đó, ăn măng là lựa chọn lý tưởng để có cân nặng đạt chuẩn.
Hỗ trợ hô hấp
Ăn măng sẽ hỗ trợ chữa trị những vấn đề hô hấp thường gặp như hen suyễn, khó thở, viêm phế quản.
Nâng cao đề kháng
Măng và những thực phẩm giàu chất xơ khác sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt, đau ốm khi chuyển mùa.
Măng có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là chất xơ và nguồn vi khoáng thiết yếu. Do đó, nhìn chung măng khá an toàn đối với phụ nữ mang thai nếu bổ sung đúng cách. Ăn măng còn giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch tốt, cải thiện tiêu hóa, tốt cho mục tiêu kiểm soát cân nặng. Do đó, những mẹ bầu còn lo lắng bà bầu ăn măng xào được không có thể ăn ngay món măng xào yêu thích nhé.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên lạm dụng măng, ăn quá nhiều và ăn liên tục. Măng vẫn chứa một số chất gây tác động tích cực đến mẹ bầu và thai nhi nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Chị em vẫn có thể ăn măng xào nhưng chỉ ăn với lượng nhỏ, thỉnh thoảng mới ăn, tránh ăn hằng ngày.
Măng giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất có lợi cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu ăn măng trong thai kỳ có những lợi ích sau đây:
Tăng cường sức đề kháng
Măng chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn, sẽ ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng. Ăn măng thường xuyên, mẹ bầu sẽ ít có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm. Do đó, bà bầu có thể ăn măng vào những giai đoạn thời tiết chuyển mùa, giao mùa.
Tốt cho tim mạch
Măng chứa nguồn chất xơ dồi dào, gồm cả măng khô và măng tươi. Chất xơ trong măng sẽ loại bỏ cholesterol xấu trong cơ thể, giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng táo bón trong thai kỳ. Bổ sung chất xơ từ măng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng ngừa táo bón.
Hạn chế tăng cân nhanh
Măng không chứa nhiều chất béo, calo thấp, giàu chất xơ. Khi ăn các món từ măng, bà bầu sẽ có cảm giác no lâu, giúp hạn chế tình trạng ăn quá nhiều, chủ động kiểm soát cân nặng.
Ngăn ngừa ung thư
Trong măng có chứa một số chất chống oxy hóa sẽ phá vỡ các gốc tự do, phòng ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm.
Dù an toàn với mẹ bầu nhưng măng vẫn gây ra một số vấn đề cho phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều.
Măng có chứa nhiều độc tố gây hại nếu không được sơ chế đúng cách. Trong đó có thành phần glucozit. Chất này khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN). Nó gây nên tình trạng ngộ độc với các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, tê lưỡi, huyết áp giảm, co giật. 100g măng tươi có chứa khoảng 32mg – 38mg HCN. Việc luộc măng trước khi nấu sẽ giảm khoảng 90% hàm lượng thành phần này.
Với phụ nữ mang thai, HCN sẽ gây rối loạn hoạt động hô hấp, làm bất hoạt enzyme chuyển hóa sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ở những tháng đầu thai kỳ, cơ thể thai phụ còn nhạy cảm, nếu sử dụng thực phẩm chứa HCN có thể gây khó chịu, đầy hơi. Do đó, trong 3 tháng đầu, chị em nên hạn chế ăn măng hay món măng xào.
Một số thai phụ còn có thể gặp tình trạng co thắt tử cung, chuyển dạ sớm nếu ăn quá nhiều măng trong thời gian ngắn.
– Sơ chế măng đúng cách để loại bỏ những chất bẩn, chất có hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên luộc măng 2 lần trước khi nấu.
– Chọn mua măng sạch, có xuất xứ rõ ràng, tránh ăn các loại măng chế biến sẵn ở chợ có thể có chứa những độc tốt.
– Mẹ bầu nên ăn các món ăn từ măng khi còn nóng để hạn chế đầy bụng, tốt cho tiêu hóa.
– Nếu đang bị các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mẹ bầu không nên ăn măng.
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể khá nhạy cảm, dễ kích ứng, mẹ bầu chưa nên ăn măng vào lúc này.
– Ăn măng với lượng vừa phải, không quá 200g mỗi tuần.
Mẹ bầu có thể ăn măng xào từ tháng thai thứ 4 trở đi. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với lượng vừa phải, lâu lâu mới ăn. Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng, khoa học, bổ sung các thực phẩm lành mạnh để duy trì thể trạng và giúp em bé phát triển tốt.