Bà bầu ăn hột vịt lộn được không?

author  |  Th2 20, 2024
Rate this post

Hột vịt lộn hay trứng vịt lộn là một trong những món ăn yêu thích của người Việt. Trứng vịt lộn luộc, ăn cùng với gỏi đu đủ, rau răm, chấm muối ớt là sự hòa quyện của nhiều mùi vị, thơm ngon đậm đà. Bà bầu ăn hột vịt lộn được không? Thực phẩm này cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng nào? Bài viết dưới đây của Khỏe đẹp là vàng sẽ thông tin chi tiết cho bạn.

Giá trị dinh dưỡng của hột vịt lộn

So với trứng vịt thường, hột vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao hơn khá nhiều. Một quả trứng vịt lộn có chứa giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 182 kcal năng lượng
  • Protein: 13,6g protein
  • Chất béo: 12,4g 
  • Canxi: 82mg 
  • Phốt pho: 212mg 
  • Cholesterol: 600mg

Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa nhiều vitamin A, sắt, glucid, vitamin B1, vitamin C.

Trứng vịt lộn có hàm lượng protein cao

Trứng vịt lộn có hàm lượng protein cao

Thành phần dinh dưỡng của hột vịt lộn khá đa dạng, hàm lượng cao. Do đó, đây là một thực phẩm lý tưởng để bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

Lợi ích của hột vịt lộn đối với sức khỏe

Với giá trị dinh dưỡng nổi bật, ăn trứng vịt lộn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đầu tiên phải kể đến tác dụng bổ huyết. Khi khí huyết trong cơ thể lưu thông ổn định, sức khỏe sẽ được nâng cao, hệ miễn dịch tốt, phòng ngừa các bệnh tật thông thường và nguy hiểm.

Ăn trứng vịt lộn cũng giúp tăng cường sinh lực, cải thiện ham muốn, giúp nâng cao chất lượng đời sống tình dục. Theo Đông Y, trứng vịt lộn ăn cùng rau răm, gừng, là một bài thuốc chữa thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt…

Dinh dưỡng trong trứng vịt lộn sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt, nâng cao thể lực. Ăn trứng vịt lộn đúng cách giúp trẻ em phát triển thể chất tốt nhờ hàm lượng Canxi cao.

Vitamin C và beta-carotene trong hột vịt lộn sẽ làm sạch gốc tự do, nâng cao hệ thống miễn dịch. Niacin, riboflavin và thiamin giúp chuyển hóa năng lượng, rất có lợi cho sức khỏe.

Bà bầu ăn hột vịt lộn được không?

Hột vịt lộn thuộc nhóm thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả mẹ bầu và em bé, không chứa những chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Bà bầu có thể ăn hột vịt lộn được

Bà bầu có thể ăn hột vịt lộn được

Bà bầu ăn trứng vịt lộn con có bị rậm lông không?

Trong dân gian có quan niệm nếu bà bầu ăn hột vịt lộn khi mang thai, em bé sẽ bị rậm lông, ngứa ngáy. Điều này làm cho không ít mẹ bầu cảm thấy hoang mang, không dám ăn hoặc lo lắng vì đã lỡ ăn hột vịt lộn.

Thực tế, không có cơ sở khoa học nào về quan niệm này. Chưa có nghiên cứu thực tế nào khẳng định mẹ bầu ăn hột vịt lộn sẽ khiến trẻ bị rậm lông. Trong khi đó, từ bảng giá trị dinh dưỡng của hột vịt lộn lại cho thấy mẹ bầu ăn hột vịt sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ bầu và em bé. Do đó, chị em có thể ăn hột vịt lộn khi mang thai nếu thấy thèm.

Bà bầu ăn nhiều hột vịt lộn có sao không?

Dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lạm dụng hột vịt lộn khi mang thai cũng gây ra một số rủi ro cho mẹ bầu:

  • Hột vịt lộn chứa nhiều cholesterol. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu, dễ dẫn đến thừa cân, béo phì, tim mạch, tiểu đường… đe dọa sức khỏe mẹ bầu và em bé.
  • Hột vịt lộn chứa nhiều vitamin A cũng có thể khiến mẹ bầu bị vàng da, bong tróc da, cản trở quá trình hình thành xương của thai nhi.
Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro

Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có ăn hột vịt lộn được không?

Với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, không nên ăn trứng vịt lộn. Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều cholesterol. Khi vào cơ thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Do đó, những mẹ bầu đã được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ thông qua xét nghiệm máu không được ăn trứng vịt lộn trong suốt thai kỳ.

Bà bầu ăn hột vịt lộn thai nhi có tăng cân không?

Dinh dưỡng chủ yếu trong hột vịt lộn là Protein. Protein là nguyên liệu quan trọng cấu thành nên tế bào trong cơ thể, kích thích phát triển cơ và xương. Hột vịt lộn còn cung cấp Canxi, phốt pho, vitamin C… đều là những chất có lợi cho sự phát triển của xương. Bổ sung dinh dưỡng từ trứng vịt lộn sẽ giúp thai nhi tăng cân tốt, có cơ hội đạt chuẩn cân nặng và chiều dài theo tuần tuổi thai kỳ.

Bà bầu ăn hột vịt lộn đúng cách giúp thai nhi tăng cân tốt

Bà bầu ăn hột vịt lộn đúng cách giúp thai nhi tăng cân tốt

Lưu ý khi bà bầu ăn hột vịt lộn

Để việc ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ không ảnh hưởng xấu đến em bé, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:

– Mỗi tuần, thai phụ chỉ nên ăn tối đa 2 hột vịt lộn. Nhưng không nên ăn 2 hột vịt lộn trong cùng 1 lần mà nên chia ra 2 lần ở 2 ngày khác nhau.

– Không ăn hột vịt lộn cùng rau răm. Với bà bầu, rau răm có thể làm tử cung co bóp mạnh, gây tổn thương cho thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sinh non, chết lưu.

– Thai phụ bị huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường… không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể tăng thêm rủi ro bệnh tim mạch.

– Thời điểm bà bầ ăn trứng vịt lộn tốt nhất là vào buổi sáng. Không ăn hột vịt lộn vào buổi tối, có thể gây ra tình trạng khó tiêu.

– Tránh ăn hột vịt lộn cùng với những gia vị ớt, tỏi, muối, tiêu… có thể khiến bà bầu bị nóng trong, đầy hơi…

– Kết hợp trứng vịt lộn cùng các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho thai nhi như trứng, sữa, rau xanh, trái cây tươi… để nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt.

Hy vọng bài viết của Khỏe đẹp là vàng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn hột vịt lộn được không. Đây là một thực phẩm có lợi cho thai kỳ nếu mẹ bầu bổ sung một cách hợp lý. Dù thích bầu cũng không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn đâu nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1