Không ít bà bầu rất thích ăn thịt vịt trong thai kỳ, luôn có cảm giác thèm các món vịt nhưng vẫn lo lắng không biết bà bầu ăn thịt vịt có được không, ăn nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Thực tế việc ăn gì, ăn lượng bao nhiêu rất quan trọng đối với bà bầu, tác động đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu không nên bỏ qua những thông tin về thịt vịt trong bài viết sau đây nhé.
Thịt vịt thuộc nhóm thịt đỏ cùng với thịt bò, thịt heo, thịt dê… là loại thịt được rất nhiều người yêu thích. Vịt có thể luộc, hấp, nướng, nấu cháo… đều có vị rất ngon và mùi thơm đặc trưng. Vịt có giá trị dinh dưỡng khá cao, nhiều năng lượng. Do đó, ăn vịt chúng ta có cảm giác no nhanh, no lâu. Đây cũng là một thực phẩm tốt trong việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
100g thịt vịt sống chứa giá trị dinh dưỡng sau:
Ăn thịt vịt đúng cách sẽ mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe sau đây:
Trong thịt vịt có chứa hàm lượng cao vitamin B3. Chất này khi vào cơ thể sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein, chất béo. Vitamin B3 cũng giúp loại bỏ khí trong dạ dày, ngăn ngừa đầy hơi, khó tiêu.
Thành phần axit pantothenic trong thịt vịt có vai trò giúp giải phóng năng lượng, kích hoạt hệ thần kinh, duy trì sự ổn định của hệ thần kinh, ngăn ngừa trầm cảm, stress.
Hàm lượng protein trong thịt vịt rất cao sẽ cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt, nuôi dưỡng cơ bắp và giữ cho cơ bắp hoạt động tối đa. Hàm lượng natri phù hợp trong thịt vịt cũng giảm nguy cơ chuột rút.
Phốt pho và canxi trong thịt vịt sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, hỗ trợ phát triển chiều cao và ngăn ngừa nhiều bệnh xương khớp.
Chất béo trong thịt vịt sẽ duy trì độ ẩm cho da, chăm sóc da mịn màng, tươi trẻ, ngăn ngừa nếp nhăn. Hàm lượng vitamin B12 trong thịt vịt khá cao cũng có ích cho quá trình dài ra của tóc, ngăn ngừa rụng tóc.
Kẽm trong thịt vịt sẽ cải thiện và nâng cao hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn, virus có hại, làm vết thương nhanh lành hơn.
Thành phần natri trong thịt vịt có khả năng giúp chúng ta ổn định huyết áp. VItamin B6 tham gia khởi động quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo, protein trong cơ thể.
Qua quá trình tìm hiểu giá trị dinh dưỡng cũng như các lợi ích của thịt vịt đối với sức khỏe, có thể thấy bà bầu ăn thịt vịt sẽ bổ sung cho cơ thể khá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, canxi, kali… đều là những chất có lợi cho mẹ và bé. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn thịt vịt được.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng thịt vịt dù bà bầu thèm ăn nhiều. Thay vào đó có thể cung cấp dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… để vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp việc ăn uống ngon miệng hơn.
Lượng kẽm cao trong thịt vịt sẽ hỗ trợ mẹ bầu trao đổi chất tốt hơn. Dinh dưỡng nạp vào được phân bổ và xử lý tốt, phục vụ các chức năng trong cơ thể và chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tốt.
Thịt vịt rất giàu protein, 100g thịt vịt có thể chứa đến 18g protein. Trong quá trình mang thai, protein vô cùng quan trọng, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu hoạt động và nguồn dưỡng chất để em bé phát triển.
Hàm lượng sắt trong thịt vịt khá cao sẽ làm tăng tế bào hồng cầu, hạn chế nguy cơ thiếu máu thường gặp ở phụ nữ đang mang thai.
Bà bầu ăn thịt vịt cũng là một cách để làm đẹp da. Nguồn chất béo và vi khoáng trong thịt vịt sẽ hỗ trợ bà bầu dưỡng da, ngăn ngừa sạm da, giảm gãy rụng tóc.
Suy giảm sức đề kháng là vấn đề thường gặp khi mang thai. Kẽm trong thịt vịt sẽ hỗ trợ nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể, giúp bà bầu ít bị ốm vặt hơn.
100g thịt vịt cung cấp cho mẹ bầu 14mg selen. Chất này tham gia điều khiển một số chức năng của enzyme trong cơ thể. Đồng thời hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Mẹ bầu sẽ ít có nguy cơ bị các bệnh tuyến giá trong giai đoạn mang thai nếu ăn thịt vịt.
Nguồn vitamin B5 và B12 trong thịt vịt sẽ thúc đẩy hoạt động của dây thần kinh trong thai kỳ, hạn chế tình trạng tổn thương dây thần kinh, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Thịt vịt chứa nhiều đạm, chất béo, cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, việc bà bầu ăn thịt vịt thường xuyên, kết hợp với thực đơn ăn uống phong phú, nghỉ ngơi đúng cách, cân nặng của bà bầu và thai nhi sẽ tăng lên.
Việc mẹ bầu tăng cân trong thai kỳ là điều cần thiết, thể hiện em bé cũng đang phát triển tốt, cân nặng em bé trong bụng đang tăng lên. Mẹ bầu lên cân cũng giúp tích trữ năng lượng, tăng cường sức khỏe để sẵn sàng cho việc sinh đẻ sắp tới. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp tình trạng tăng cân nhanh, tăng cân quá nhiều, cần có chế độ ăn uống khoa học hơn để kiểm soát cân nặng. Lúc này, thai phụ vẫn có thể ăn thịt vịt nhưng không nên ăn quá nhiều.
Cháo vịt
Cháo vịt là món ăn ngon từ vịt rất phù hợp với các mẹ bầu. Chị em có thể ăn cháo vịt vào bất kỳ bữa nào trong ngày. Cháo vịt nóng hổi, thơm mùi hành phi. Vịt luộc vừa ngọt vừa thơm, chấm nước mắm gừng đậm đà, ăn kèm gỏi hoa chuối và cà rốt chua ngọt. Sự kết hợp hài hòa vị giác giúp mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, bổ sung dinh dưỡng đa dạng giúp mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Bún vịt
Nếu không thích ăn cháo, mẹ bầu có thể thay thế bằng món bún vịt. Nước dùng được nêm nếm đậm đà, thêm một chút măng khô ninh mềm để tạo mùi thơm đặc trưng. Thịt vịt săn, chấm nước mắm gừng, ăn cùng với các loại rau sống vừa dễ ăn vừa ngon miệng,
Vịt kho gừng
Một món vịt ăn cùng cơm khác là vịt kho gừng. Gừng thơm và có vị cay đặc trưng sẽ giúp át đi mùi tanh của vịt. Miếng thịt vịt thấm gia vị đậm đà, thơm mùi gừng khiến mẹ bầu càng ăn càng mê.
Vịt rô ti
Vịt rô ti là món ăn quá quen thuộc, được nhiều người yêu thích. Vịt rô ti vừa có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon, ăn cùng với cơm vô cùng tuyệt vời. Vào những ngày thời tiết hơi lạnh, mẹ bầu cùng người thân thưởng thức món vịt rô ti sẽ cảm thấy vô cùng ngon miệng, dễ chịu.
Vịt tuy giàu dinh dưỡng và mẹ bầu có thể ăn được. Nhưng trong quá trình thưởng thức các món vịt, thai phụ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn thịt vịt trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, cần chế biến đúng cách, ăn với hàm lượng phù hợp, kết hợp với những thực phẩm lành mạnh khác để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh.