Nấm được xếp vào nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm và các vi khoáng thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Nấm cũng là thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn thuần chay, không sử dụng thịt động vật. Nhiều mẹ bầu muốn xây dựng chế độ ăn uống tự nhiên, lành mạnh nên muốn ăn nấm nhưng băn khoăn bà bầu ăn nấm được không?, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Bài viết dưới đây của Khỏe đẹp là vàng sẽ thông tin đến bạn về việc có nên ăn nấm trong thai kỳ không nhé.
Nấm được mệnh danh là một “nhà máy dinh dưỡng” với thành phần dinh dưỡng đa dạng. Trong đó có nhiều chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Định mức trung bình chất trong khẩu phần 100g nấm tươi cụ thể như sau:
Chất đạm | 3.6 gram |
Chất béo | 0.3 gram |
Carbohydrat | 1.5 gram |
Chất xơ | 2.5 gram |
Năng lượng | 98 kJ |
Cholesterol | 0 |
Thiamin (B1) | 0.03 mg (27% RDI) |
Riboflavin (B2) | 0.41 mg (24% RDI) |
Niacin (B3) | 4.1 mg (41% RDI) |
Folate (B9) | 44 mcg (22% RDI) |
Natri | 7 mg |
Kali | 305 mg |
Canxi | 2 mg |
Sắt | 0.2 mg |
Kẽm | 0.2 mg |
Magie | 9 mg |
Nấm là thực phẩm có calo thấp nhưng lại giàu dinh dưỡng. Trong nấm chứa đa dạng vi khoáng cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và đảm bảo các chức năng quan trọng của cơ thể. Nấm cũng là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, không chứa chất béo và cholesterol. Đặc biệt, trong nấm chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như selenium, Ergothioneine giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
Ăn nấm đúng cách có thể giúp cơ thể chúng ta nhận được nhiều lợi ích quan trọng:
Nấm giàu Canxi và vitamin D. Những dưỡng chất này sẽ giúp chăm sóc hệ xương khớp khỏe mạnh, tăng trưởng chiều dài và bề dày cho xương, giảm nguy cơ bị thoái hóa xương, đau nhức xương khớp.
Nấm thuộc nhóm thực phẩm không chứa cholesterol và chất béo nên rất có lợi cho hệ tim mạch. Trong khi đó nó lại giàu kali. Đây là một chất đóng vai trò như thuốc giãn mạch và giảm huyết áp. Ngoài ra, kali cũng làm tăng nhận thức, cải thiện lượng máu và oxy lên não, kích thích hoạt động thần kinh, cải thiện trí nhớ.
Thành phần vitamin C duy trì thành cấu trúc mạch máu khỏe mạnh. Beta-glucan sẽ cản trở sự hấp thụ cholesterol vào máu. Eritadenine kiểm soát lipid trong máu. Thành phần mevinolin cũng ức chế quá trình tạo ra cholesterol trong cơ thể.
Một số loại nấm có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phá hủy DNA và ức chế sự phát triển của khối u.
Hàm lượng vitamin A, vitamin C, phức hợp vitamin B trong nấm sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Một số kháng sinh tự nhiên trong nấm như polysacarit và beta-glucan cũng sẽ hỗ trợ chữa lành các vết thương, vết loét. Ergothioneine trong nấm là chất chống oxy hóa cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch tự nhiên bằng cách loại bỏ gốc tự do.
Nấm chứa insulin và enzyme tự nhiên sẽ hỗ trợ phân hủy đường và tinh bột trong thực phẩm. Một số hợp chất trong nấm cũng giúp gan, tuyến tụy cùng các tuyến nội tiết khác sản sinh insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Hai chất chống oxy hóa trong nấm là ergothioneine và glutathione sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những áp lực gây ra lão hóa, bao gồm lão hóa da và lão hóa não bộ.
Ít calo, không chứa chất béo, giàu chất xơ và vi khoáng. Do đó, đây là sự lựa chọn tuyệt vời để giảm cân và kiểm soát cân nặng.
Nguồn dinh dưỡng dồi dào và lành mạnh có trong nấm sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Do đó, bà bầu ăn nấm được không thì đáp án là ĐƯỢC nhé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý chọn loại nấm an toàn, nấm sạch để sử dụng. Ăn nấm với liều lượng phù hợp, tránh ăn quá nhiều. Ngoài ra, chú ý ăn uống khoa học, ăn đa dạng thực phẩm, chọn các thực phẩm tốt để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.
Giúp thai nhi phát triển tốt
Nấm chứa nhiều vitamin nhóm B hỗ trợ phát triển trí não cho thai nhi. Đồng thời, cung cấp năng lượng để giảm sự mệt mỏi trong thai kỳ cho các mẹ bầu. Vitamin D và Canxi trong nấm giúp xương của thai nhi phát triển tốt và mẹ bầu ít bị đau nhức xương trong thai kỳ.
Cải thiện tiêu hóa
Trong thành phần dinh dưỡng của nấm chứa một lượng axit pantothenic sẽ kiểm soát một số vấn đề tiêu hóa thường gặp khi mang thai như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón, ợ nóng…
Bổ máu
Nấm có chứa một lượng sắt khá nhiều sẽ kích thích cơ thể sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu. Mẹ bầu đủ máu để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
Cải thiện miễn dịch
Các thành phần chống oxy hóa trong nấm như ergothioneine và selenium giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm ốm vặt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
Nấm là thực phẩm có calo ít, không chứa chất béo nên việc ăn nấm không tác động quá lớn đến cân nặng của mẹ. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng dồi dào trong nấm sẽ rất có lợi cho sự phát triển của em bé trong bụng, kích thích quá trình tăng trưởng cả xương, chiều cao, tăng cân nhanh chóng. Do đó, ăn nấm thường xuyên là một thói quen tốt để thai nhi phát triển cân nặng đạt chuẩn.
Nấm rơm
Nấm rơm rất quen thuộc, được sử dụng thường xuyên. Loại nấm này có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời là một dược liệu quá hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nấm rơm có thể dùng để nấu cháo, nấu súp, nấu nước lèo… giúp món ăn có vị ngọt tự nhiên.
Nấm hương
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô. Nấm này có hàm lượng canxi, magie, vitamin D, sắt khá cao, rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Vị nấm hương thơm, giòn sật rất dễ ăn. Nấm hương thường được dùng để chế biến các món xào.
Nấm đùi gà
Nấm đùi gà được xem là “nữ hoàng” của các loại nấm, có hình dạng khá giống với đùi gà với dáng hình trụ, thân to, nón hình cầu. Loại nấm này có giá trị dinh dưỡng cao, protein nhiều gấp 4-5 lần so với các loại rau củ khác. Nấm đùi gà thường được dùng để xào hoặc chế biến các món hầm.
Nấm kim châm
Nấm kim châm có hình giống như giá đỗ, dài, đầu giống như những chiếc ô nhỏ. Loại nấm này có vị ngọt, giàu dinh dưỡng, rất phù hợp cho bà bầu và trẻ nhỏ. Nấm kim châm có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, làm mát, thường được dùng để nấu lẩu, xào thịt heo, thịt bò.
Nấm tuyết
Nấm tuyết trong Đông Y còn được gọi là ngân nhĩ, là một thực phẩm quý, giàu vitamin và khoáng chất, thường được dùng để bồi dưỡng cho người bệnh. Nấm tuyến có thể làm gỏi, nấu súp, nấu chè… Mỗi cách chế biến mang đến hương vị độc đáo.
Nấm bào ngư
Nấm bào ngư còn được biết đến với tên gọi là nấm sò. Nấm có màu trắng, giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho người bị huyết áp thấp, tim mạch, béo phì. Mẹ bầu có thể dùng nấm bào ngư để kho, xào, nấu súp đều được.
Bà bầu ăn nấm cần lưu ý những gì?
Khi ăn nấm trong thai kỳ, chị em nên chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
Nếu bạn đang lo lắng bà bầu ăn nấm được không thì chắc chắn sau khi đọc xong bài viết, thắc mắc này đã được giải đáp. Các loại nấm nhìn chung đều an toàn đối với mẹ bầu nếu sử dụng với liều lượng hợp lý. Mẹ bầu có thể bổ sung nấm vào thực đơn ăn uống để chăm sóc sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt.