Uống nước mía có nổi mụn không? Có tốt không?

author  |  Th2 21, 2024
Rate this post

Vào mùa hè nóng nực, uống một ly nước mía là điều tuyệt vời hơn cả. Vậy nhưng, liệu nước mía có phạm phải “lời nguyền” – “Cái gì nhiều quá cũng không tốt” hay không? Nữ uống nước mía có nổi mụn không? Hãy để Khỏe đẹp là vàng giúp bạn “giải mã” trong bài viết này.

Nước mía có tốt cho sức khỏe hay không?

Nước mía được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Chính bởi vậy, thức uống này cũng rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Với một ly nước mía nhỏ (khoảng 240ml), cơ thể bạn có thể nhận được 250 calo, 30g đường tự nhiên và hàng loạt các khoáng chất như Natri, Kali, Canxi, Magie và Sắt.

Nước mía chứa hàng loạt các dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể

Nước mía chứa hàng loạt các dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể

Uống nước mía để giải khát, cơ thể sẽ càng thêm khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm:

– Nước mía cung cấp năng lượng tức thì: Các đơn vị dinh dưỡng trong nước mía dễ dàng được hấp thụ và sử dụng để bổ sung lượng đường cho cơ thể.

– Tăng cường chức năng gan: Các nghiên cứu cho thấy nước mía có tính kiềm giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

– Giảm nguy cơ mắc ung thư: Sự hiện diện của Flavonoid giúp cơ thể ngăn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

– Làm dịu hệ tiêu hóa: Nước mía rất thích hợp với những người bị suy hệ tiêu hóa, do lượng kali trong nước giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, tạo dịch tiết tiêu hóa.

– Tốt cho người bệnh tiểu đường: Ở mức vừa phải, nước mía có chỉ số đường huyết thấp giúp ngăn chặn sự tăng trưởng thường xuyên của lượng đường trong máu.

– Giảm triệu chứng do STDs & UTIs: Nước mía có thể làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm do các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt.

– Hỗ trợ sự phát triển của xương và răng: Lợi ích giàu Canxi của nước mía còn đảm bảo sự phát triển của hệ thống xương khớp, giúp xây dựng men răng chắc khỏe, giảm sâu răng, đồng thời cải thiện tình trạng hôi miệng.

Uống nước mía nhiều có tốt hay không?

Nước mía mang lại hàng loạt các lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù vậy, thức uống này vẫn không thể nào thoát khỏi “lời nguyền” gây hại nếu uống quá nhiều. Đừng quên rằng, nước mía vẫn chứa một lượng lớn đường. Nếu uống quá nhiều, không thể nào tránh khỏi tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Thêm vào đó, nếu tiêu thụ nước mía quá mức, hoạt chất Policosanol có trong thức uống này sẽ gây ra các triệu chứng như mất ngủ, đau bụng, chóng mặt, đau đầu và giảm cân. Nó cũng có thể gây loãng máu và ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu.

Uống nước mía không gây nổi mụn, ngược lại còn giúp trị mụn nhờ AHA có trong nó

Uống nước mía không gây nổi mụn, ngược lại còn giúp trị mụn nhờ AHA có trong nó

Uống nước mía có nổi mụn hay không?

Có một sự thật là uống nước mía không hề gây nổi mụn. Ngược lại, uống nước mía có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ khởi phát mụn hoặc cải thiện tình trạng mụn hiện có trên da. Điều này là bởi, nước mía có chứa axit alpha-hydroxy (AHA) như axit glycolic. Hoạt chất này có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, kích thích tế bào da mới sản sinh. Đây đều là những tác động tích cực giúp bạn dễ dàng đánh bay những nốt mụn trên da.

Uống nước mía chỉ gây nổi mụn khi được tiêu thụ quá mức. Chẳng hạn 2, 3 ly trong ngày và liên tục các ngày trong tuần. Hệ quả này là điều khá dễ hiểu bởi nước mía vốn dĩ chứa hàm lượng đường rất cao, thúc đẩy insulin để cân bằng đường huyết. Tác dụng phụ của hoạt động này chính là sự tăng tiết dầu của các tuyến bã nhờn, từ đó tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, tăng hình thành mụn.

Uống nước mía nổi mụn phải làm sao?

Việc đầu tiên bạn cần làm chính là điều chỉnh lượng nước mía tiêu thụ về mức bình thường. Chẳng hạn, chỉ uống tối đa 2 cốc nước mía trong ngày và khoảng thỉnh thoảng 1, 2 ngày mỗi tuần. Thay vào đó, bạn nên tăng cường uống nước lọc, ăn trái cây, nhiều rau xanh hơn.

Với những bạn đã khởi phát mụn trên da, áp dụng các phương pháp trị mụn là điều cần thiết. Dùng kem bôi trị mụn có chứa Benzoyl Peroxide, BHA, Sepicontrol ™ A5,… thoa vào nốt mụn 2, 3 lần mỗi ngày. Lưu ý làm sạch da và vệ sinh tay trước khi thoa kem. Tránh bôi vào những vết thương hở, vết lở loét trên da. Kết hợp với quy trình chăm sóc da hàng ngày.

Trong trường hợp tình trạng mụn nặng nề với những cơn đau nhức, sưng tấy do uống nhiều nước mía, tốt nhất bạn nên đến phòng khám da liễu. Tùy theo tình trạng và nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề xuất các loại thuốc phù hợp và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng chúng. Không tự ý sử dụng thuốc trị mụn dạng uống nếu không có sự cho phép của bác sĩ nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng đáng tiếc đến sức khỏe.

Góp phần cải thiện tình trạng mụn, tuân thủ quy trình chăm sóc da là điều cần thiết. Bắt buộc bạn phải thực hiện đầy đủ 3 bước là làm sạch da (2 lần trong ngày với sữa rửa mặt), dưỡng ẩm (quy trình chăm sóc da sáng và tối) và chống nắng cho làn da.

Cuối cùng, một lối sống lành mạnh với thói quen đi ngủ sớm, chơi thể thao và giảm căng thẳng là điều không thể thiếu khi điều trị mụn.

Chăm sóc da hàng ngày vừa là cách ngăn ngừa mụn vừa là cách giảm mụn

Chăm sóc da hàng ngày vừa là cách ngăn ngừa mụn vừa là cách giảm mụn

Cách uống nước mía mà không bị nổi mụn

Nếu bạn là “tín đồ nước mía”, không dễ dàng gì để từ bỏ hoàn toàn thức uống này. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng những cách uống nước mía sau đây để không bị nổi mụn:

– Uống với lượng vừa đủ và tối đa là 2 ly trong ngày chứ không hơn.

– Không uống nước mía đã bảo quản quá lâu vì nó vừa mất chất dinh dưỡng vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Nếu bạn đang điều trị mụn bằng thuốc, cần kiêng nước mía trong thời gian này.

Một ly nước mía mát lạnh mùa hè thật sảng khoái, nhưng đừng để thức uống này trở thành cội nguồn của mụn trên da bạn nhé. Uống vừa đủ, kết hợp skincare mỗi ngày và có chế độ sinh hoạt tốt, da sẽ khỏe đẹp hết ý đấy!

sua-nubest-tall-6-trong-1