13 tuổi là thời gian dậy thì thông thường của trẻ, thời điểm này trẻ có những thay đổi liên tục cả về tâm sinh lý và ngoại hình. Vậy 13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Bài viết dưới đây của Khỏe đẹp là vàng sẽ giúp các bạn trẻ cũng như phụ huynh hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao cũng như phương pháp tăng trưởng phù hợp với lứa tuổi này. Chiều cao là lợi thế đặc biệt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, do đó đầu tư cho quá trình phát triển chiều cao từ sớm rất quan trọng. Bạn đã biết cách tận dụng cơ hội “vàng” ở tuổi dậy thì để thúc đẩy tăng trưởng diễn ra mạnh mẽ?
Theo thống kê xã hội, người sở hữu chiều cao lý tưởng nhận được nhiều ưu ái trong cuộc sống. Bạn nhận được sự tin tưởng, tự tin giao tiếp, cơ hội việc làm rộng mở… Như vậy, người có chiều cao tốt sẽ có cuộc sống thoải mái hơn trong cả công việc, chuyện tình cảm, cuộc sống thường ngày.
Ở mỗi độ tuổi, chiều cao của trẻ sẽ có một mức xác định khác nhau. Trong cùng một độ tuổi, chiều cao của từng trẻ cũng có sự khác biệt tùy vào chế độ chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, khu vực địa lý… Trẻ 13 tuổi có chiều cao chuẩn 156cm đối với nam và 157,1cm đối với nữ.
Dựa theo Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi của WHO, nam 13 tuổi cao 156.2cm và nặng 45.3kg là đạt chuẩn. Tuy nhiên, mức chiều cao của bạn chưa dừng lại ở độ tuổi này mà sẽ tiếp tục tăng lên mạnh mẽ đến khi xương phát triển hoàn thiện.
Dựa theo Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi của WHO, nữ 13 tuổi cao 156.7cm và nặng 45.8kg là đạt chuẩn. Tuy nhiên, chiều cao của bạn sẽ tiếp tục tăng lên nhưng sẽ sớm dừng lại, thường là ở tuổi 15 hoặc 16 (nhận biết bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên). Do đó, bạn nên nắm bắt giai đoạn để có thể đạt được chiều cao chuẩn khi trưởng thành nhé.
13 tuổi là “thời điểm vàng” của quá trình phát triển chiều cao. Điều này cũng có nghĩa là bạn vẫn có thể tiếp tục cao lên. Tuy nhiên, “13 tuổi có thể cao thêm được bao nhiêu cm?” thì không có đáp án chính xác vì nó phụ thuộc vào kế hoạch tăng chiều cao của bạn.
Di truyền ảnh hưởng đến 23% chiều cao của một người. Tuy nhiên, yếu tố di truyền không phải là tất cả cũng như không có tính chất quyết định. Cho dù bạn không có gen di truyền vượt trội, bạn vẫn có thể cải thiện bằng các phương pháp đầu tư về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ…
Dinh dưỡng quyết định 32% khả năng phát triển chiều cao. Do đó, những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt ngay từ nhỏ đến hết giai đoạn dậy thì sẽ có cơ hội cao hết tiềm năng. Chế độ ăn uống quá nhiều đạm, chất béo, tinh bột nhưng thiếu vitamin và khoáng chất cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng của trẻ.
Đối với lứa tuổi 13 là giai đoạn đầu dậy thì ở nam và giữa tuổi dậy thì của nữ, cơ thể trẻ cần được bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm chất. Trong đó, những dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình phát triển chiều cao là: Canxi, photpho, magie, sắt, kali, kẽm, vitamin D, K, A, C…
Thói quen lười vận động là nguyên nhân kìm hãm trẻ phát triển thể chất. Lối sống hiện đại khiến nhiều trẻ thụ động, ít rời khỏi nhà và tham gia các hoạt động ngoài trời hay thể dục thể thao. Một số trẻ dành thời gian vận động để xem tivi, chơi điện tử… khiến cơ thể thiếu sự linh hoạt.
20% chiều cao của trẻ phụ thuộc vào thói quen vận động, do vậy mẹ cần tập cho trẻ tập luyện mỗi ngày. Việc tập luyện có thể thực hiện với các môn thể thao (bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền…), tập yoga, các bài tập giãn cơ… Bên cạnh đó, hãy tập cho trẻ thói quen vận động ngay trong sinh hoạt thường ngày, không để trẻ ngồi một chỗ quá lâu.
Không khí ô nhiễm, tiếng ồn, dịch bệnh, nguồn nước không đảm bảo… cũng là những tác nhân kìm hãm tăng trưởng của trẻ. Môi trường sống không trong sạch khiến các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, sức đề kháng suy yếu.
Trẻ nhiễm bệnh phải sử dụng các loại thuốc điều trị cũng có khả năng xảy ra biến đổi chất quan trọng trong cơ thể. Như vậy, quá trình phát triển chiều cao bị ảnh hưởng nặng nề, cơ thể khó tăng trưởng toàn diện.
Tình trạng thừa cân hay thiếu cân đều không tốt cho quá trình phát triển chiều cao. Khi bạn thừa cân, béo phì, các mô mỡ thừa đè ép lên xương khớp, cản trở hoạt động của hệ xương. Khi bạn thiếu cân, gầy gò, cơ thể có hệ miễn dịch kém, khả năng hấp thụ dưỡng chất không tốt, xương không có đủ điều kiện để lớn lên. Mức cân nặng hợp lý là cơ hội để trẻ tăng chiều cao thuận lợi.
Thông thường, nữ giới bắt đầu dậy thì ở khoảng 10 – 11 tuổi và kết thúc khi 15 – 16 tuổi. Trong khi đó, nam giới bắt đầu dậy thì muộn hơn ở khoảng 11 – 13 tuổi và kết thúc vào khoảng 16 – 18 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, trẻ có xu hướng dậy thì sớm do chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Dậy thì sớm khiến trẻ cao lên nhanh ở một giai đoạn ngắn nhất định. Sau thời gian này, chiều cao của trẻ sẽ ngừng phát triển khiến trẻ không thể cao hết tiềm năng nếu dậy thì đúng thời điểm. Đó cũng là lý do những trẻ dậy thì sớm thường thấp hơn bạn bè cùng trang lứa.
Bạn có thể làm gì để cải thiện chiều cao của mình ở tuổi 13? Đừng nghĩ đơn giản là bạn chỉ cần ăn uống lành mạnh hay tập thể dục là đủ vì thực tế còn nhiều hơn thế. Dưới đây là 7 cách quan trọng giúp bạn tăng chiều cao tuổi 13.
– Ngủ đủ giấc: Bạn cần ngủ ít nhất là 8 tiếng mỗi đêm và bắt đầu giấc ngủ từ 10 giờ tối. Trong khi ngủ, nội tiết tố tăng trưởng sẽ được sản sinh ở mức cao nhất giúp cơ thể phát triển.
– Ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng: Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu. Hãy chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm, Canxi, vitamin D, sắt và các chất béo lành mạnh. Hạn chế các thực phẩm nghèo dinh dưỡng như đồ ngọt hoặc đồ ăn vặt.
– Tập trung vào Canxi và vitamin D: Đây là những chất dinh dưỡng giúp hình thành và duy trì sự chắc khỏe cho xương. Thiếu các chất dinh dưỡng này có thể khiến xương của bạn phát triển kém và yếu.
– Hoạt động thể chất thường xuyên hơn: Hoạt động giúp quá trình trao đổi chất trở nên nhịp nhàng, thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh. Đồng thời nó cũng kích thích quá trình sản sinh nội tiết tố tăng trưởng cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao.
– Giữ tư thế đúng: Tư thế đúng giúp tránh các chấn thương có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển liên tục của xương.
Cá hồi chứa nhiều axit béo lành mạnh omega-3 – một loại chất béo có lợi cho tim mạch và tham gia vào quá trình tăng trưởng chiều cao. Một số nghiên cứu cho thấy omega-3 cũng liên quan đến sức khỏe xương và thúc đẩy quá trình luân chuyển xương để tối đa hóa quá trình phát triển.
Bổ sung omega-3 thông qua cá hồi cũng hỗ trợ giải quyết các vấn đề về giấc ngủ do thiếu dưỡng chất này, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển. Cá hồi cũng có nhiều protein, vitamin B, selen và kali, giúp nuôi dưỡng xương tốt hơn.
Thịt gà, đặc biệt là ức gà, giàu protein vitamin B12 – một loại vitamin tan trong nước, tham gia vào quá trình phát triển chiều cao. Thịt gà cũng chứa nhiều taurine – một loại axit amin có công dụng điều chỉnh sự hình thành và phát triển của xương. Ngoài ra, bạn cũng được bổ sung thêm niacin, selen, photpho, vitamin B6 thông qua thịt gà.
Các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn, bắp cải… là nguồn dinh dưỡng phong phú cung cấp một lượng canxi, vitamin C, sắt, magie, kali… Rau xanh cũng giàu vitamin K – một chất dinh dưỡng có khả năng làm tăng mật độ xương, bảo vệ khối lượng xương và cải thiện chiều cao cho trẻ 13 tuổi.
Khoai lang giàu vitamin A, có thể cải thiện sức khỏe của xương. Chúng cũng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp thúc đẩy tiêu hóa. Như vậy, cơ thể đảm bảo nhận được các vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác, bao gồm vitamin C, mangan, vitamin B6 và kali.
Hạnh nhân giàu vitamin E, một loại vitamin tan trong chất béo, có tác dụng gấp đôi chất chống oxy hóa. Sự thiếu hụt vitamin E thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất ở trẻ em. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hạnh nhân có khả năng ức chế sự hình thành của tế bào phá vỡ mô xương
Sữa chua là nguồn cung cấp tuyệt vời một số chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình trao đổi chất của xương, bao gồm canxi, magie, photpho, kali. Sữa chua còn cải thiện chức năng miễn dịch và giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy men vi sinh trong sữa chua giúp trẻ tăng trưởng thuận lợi.
Trứng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển bao gồm vitamin D – dưỡng chất có khả năng làm tăng khả năng hấp thụ canxi để duy trì sức khỏe xương. Một nghiên cứu trên 874 trẻ em cho thấy, những trẻ thường xuyên ăn trứng (với mức độ có tác dụng tăng chiều cao.
Một số loại quả mọng như dâu tây, việt quất, quả mâm xôi… đều chứa chất dinh dưỡng quan trọng. Vitamin C có trong các loại quả này giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào, sửa chữa mô, tăng tổng hợp collagen. Các nghiên cứu cho thấy collagen có thể làm tăng mật độ xương, đặc biệt là collagen type 2 đóng vai trò tạo màng lưới chắc chắn để canxi và các khoáng chất khác bám vào duy trì sức khỏe xương.
Đậu chứa nhiều sắt và vitamin B giúp cải thiện tế bào hồng cầu. Protein có trong đậu được chứng minh làm tăng mức độ của yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 – một loại hormone quan trọng điều chỉnh sự tăng trưởng ở trẻ em. Đậu cũng giàu chất xơ, canxi, magie, đồng, mangan, kẽm… giúp tăng trưởng toàn diện
Ngoài các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, cầu lông,… thì một số bài tập cũng giúp bạn tăng chiều cao tuổi 13.
– Đu xà đơn: Trọng lực gây ảnh hưởng đến chiều cao bằng các nén các đĩa đệm cột sống và đu xà đơn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này. Trong khi đu xà, hãy giữ cánh tay, vai và hông của bạn được thả lỏng.
– Bơi trên cạn: Bơi trên cạn hay còn gọi là đá luân phiên đòi hỏi hoạt động của phần dưới cơ thể. Không chỉ làm săn chắc cơ bắp mà bài tập này còn giúp bạn kéo dài xương toàn thân và giảm mỡ bụng.
– Tư thế rắn hổ mang: Tư thế rắn hổ mang kích thích sự phát triển của sụn, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao. Nó cũng giúp bạn hình thành thói quen giữ cơ thể ở tư thế đúng.
– Tư thế mèo: Bài tập này tác động lên cột sống, vai, ngực, lưng của bạn, giúp tăng cường cốt lõi, hỗ trợ thực hiện tư thế đúng. Đồng thời tập luyện còn kích thích hoạt động của tuyến yên.
– Plank: Bài tập này giúp kéo giãn toàn thân, đồng thời đốt mỡ nhanh chóng, giúp bạn có thân hình cân đối hơn.
Như bạn đã biết chế độ dinh dưỡng hợp lý là phần quan trọng giúp chiều cao phát triển liên tục, đồng thời duy trì sức khỏe xương. Bạn có thể tham khảo thực đơn tăng chiều cao cho tuổi 13 được gợi ý dưới đây và điều chỉnh để phù hợp với bản thân nhé.
Thứ hai | – Bữa sáng: Bánh canh + 1 ly sữa hạt
– Bữa phụ: 1 quả chuối – Bữa trưa: Cơm + Trứng luộc + Cải xào + Canh cà chua – Bữa xế: 1 tô trái cây – Bữa tối: Cơm + Cá hồi áp chảo + Bông cải xanh hấp + Canh rau củ |
Thứ ba | – Bữa sáng: Bánh mì sandwich + 1 ly sữa
– Bữa phụ: 1 cái bánh bao – Bữa trưa: Cơm + thịt kho tàu + rau dền luộc + canh trứng – Bữa xế: 1 hộp sữa chua – Bữa tối: Cơm + tôm luộc + cải xào + canh bầu nấu tôm |
Thứ tư | – Bữa sáng: Bún thịt xào + 1 ly sữa
– Bữa phụ: 1 củ khoai – Bữa trưa: Cơm + bò lúc lắc + cải xào + canh khổ qua nhồi thịt – Bữa xế: 1 hộp sữa chua – Bữa tối: Cơm + cá sốt cà chua + rau dền luộc |
Thứ năm | – Bữa sáng: Cơm tấm + nước ép rau củ
– Bữa phụ: 1 cái bánh bông lan – Bữa trưa: Cơm + thịt xào + rau lang luộc + canh trứng – Bữa xế: Trái cây tùy loại – Bữa tối: Cơm + cá hồi áp chảo + salad rau củ |
Thứ sáu | – Bữa sáng: Bánh cuốn + 1 ly sữa
– Bữa phụ: 1 quả trứng – Bữa trưa: Cơm + canh rau củ quả + tôm rim – Bữa xế: 1 quả chuối – Bữa tối: Cơm + Cải chân vịt luộc + cá chiên |
Thứ bảy | – Bữa sáng: 1 cái bánh bao + 1 ly sữa
– Bữa phụ: ½ củ khoai lang – Bữa trưa: Cơm + canh rau ngót nấu bắp + cá chiên – Bữa xế: 1 phần trái cây tô – Bữa tối: Cơm + sườn xào chua ngọt + canh cải thịt băm |
Chủ nhật | – Bữa sáng: Bún riêu cua
– Bữa phụ: 1 ly ngũ cốc – Bữa trưa: Cơm + thịt kho trứng + cải ngồng xào + canh cải thảo – Bữa xế: 1 ly nước ép cam – Bữa tối: Cơm + canh xương hầm khoai tây + rau dền luộc |
Ngoài bổ sung các loại thực phẩm tốt cho chiều cao, trẻ 13 tuổi muốn cao hết tiềm năng cần phải chú ý một số điều kiện thuận lợi như:
– Áp dụng chế độ tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. 30 – 45 phút vận động/ngày với các bài tập kéo giãn xương, chơi thể thao, chạy bộ, hít xà đơn, nhảy dây…
– Uống đủ nước theo công thức tính: Số cân nặng (kg) x 0,03 lít nước. Đáp ứng đủ nhu cầu nước trong cơ thể giúp trẻ đảm bảo chất truyền dẫn để quá trình trao đổi và hấp thụ chất diễn ra thuận lợi.
– Ngủ đúng giờ (trước 22 giờ) và đủ giấc (tối thiểu 8 tiếng/ngày) để tạo điều kiện cho xương phát triển tốt hơn.
– Không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
– Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga…
– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
– Đảm bảo 10 – 15 phút/ngày tiếp xúc ánh nắng để tận dụng khả năng tổng hợp vitamin D dưới da từ ánh nắng mặt trời thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím.
– Điều chỉnh tư thế đứng, ngồi và nằm đúng chuẩn để đảm bảo sức khỏe cột sống, xương khớp.
– Có thể sử dụng thêm một số loại sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao dành cho lứa tuổi dậy thì để đẩy nhanh tốc độ phát triển chiều cao.
Dựa vào các giai đoạn phát triển cũng như cơ chế hoạt động của các sản phẩm hỗ trợ có thể kết luận rằng, 13 tuổi uống thuốc tăng chiều cao vẫn còn hiệu quả.
Thuốc tăng chiều cao hay viên uống tăng chiều cao được xem là giải pháp bổ sung dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể vì bữa ăn đôi khi không cung cấp đủ những chất này, đặc biệt là Canxi và vitamin D. Sử dụng thuốc tăng chiều cao là điều rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Để khai thác tối đa hiệu quả của thuốc tăng chiều cao, bạn đừng quên 2 điều sau:
– Sử dụng đều đặn mỗi ngày, theo đúng chỉ định của nhà sản xuất
– Kết hợp với lối sống lành mạnh gồm dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ
Bạn có thể tìm thấy hàng trăm loại thuốc tăng chiều cao trên thị trường hiện nay. Mỗi sản phẩm được tạo thành bởi một bảng thành phần khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc tăng chiều cao nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng:
– NuBest Tall: 1.090.000 đồng/hộp/60 viên
– Doctor Plus: 1.150.000 đồng/hộp/60 viên
– Grow Power: 990.000 đồng/hộp/60 viên
Doctor Taller: 39.9$ ~ 1.000.000 đồng/hộp/60 viên (hiện chưa có tại Việt Nam)
Bio Island: 300.000 – 500.000 đồng/hộp (tùy từng loại)
Bạn có thể mua bất kỳ loại thuốc tăng chiều cao nào tùy theo nhu cầu sử dụng nhưng đừng quên những quy tắc mua thực phẩm chức năng của “người tiêu dùng thông minh” sau đây:
– Dựa vào chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe để chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu (bổ sung Canxi, bổ sung vitamin D hay bổ sung axit amin,…).
– Ưu tiên các sản phẩm được chứng nhận và kiểm định bởi các tổ chức uy tín (HACCP, GMP, Organic,…).
– Các sản phẩm gắn mác hàng chính hãng Mỹ bắt buộc phải có chứng nhận FDA trên sản phẩm.
– Luôn có thói quen đọc bảng thành phần để chọn sản phẩm tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
– Tham khảo đánh giá của những người đã từng sử dụng sản phẩm.
Như vậy, chiều cao chuẩn của nam và nữ ở độ tuổi 13 là 156.2cm và 156.7cm. Độ tuổi này cũng cho thấy bạn đã trong giai đoạn phát triển vượt bậc. Vì vậy, hãy biết nắm bắt giai đoạn và xây dựng kế hoạch tăng chiều cao khoa học để đạt được chiều cao chuẩn khi trưởng thành nhé!