Cà phê không chỉ là một loại thức uống quen thuộc hàng ngày mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống hiện đại hiện nay. Mỗi sáng, nhiều người lại tìm đến những tách cà phê đậm đà để làm dấu mốc khởi đầu cho một ngày mới tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại với loại thức uống này là “Uống cà phê có nổi mụn không?”. Cùng Khỏe Đẹp Là Vàng tìm hiểu chi tiết ở bài viết bên dưới đây nhé!
Trước khi xuất hiện thông tin uống cà phê có thể gây nổi mụn, thức uống này được đánh giá cao cả về khả năng giải khát lẫn các lợi ích về sức khỏe. Những thông tin dưới đây có thể khiến bạn phải bất ngờ đấy.
– Cà phê cải thiện mức năng lượng: Caffein là một chất hóa học tự nhiên giúp chúng ta tỉnh táo bằng cách kích thích hệ thần kinh trung ương, đồng thời đẩy nhanh hoạt động truyền tải và nhận thông tin giữa não bộ và cơ thể.
– Cà phê cải thiện chức năng nhận thức: Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo mà còn tăng cường khả năng nhận thức. Theo nghiên cứu, caffeine có thể tăng cường trí nhớ dài hạn, cải thiện phản ứng và suy luận.
– Cà phê giúp đốt cháy chất béo: Nghiên cứu nhận định, caffeine làm tăng tốc độ oxy hóa chất béo và khả năng hiếu khí, từ đó đẩy nhanh tốc độ đốt cháy chất béo. Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên uống cà phê vào buổi chiều, trước thời gian tập luyện khoảng 30 phút.
– Cà phê làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2: Nghiên cứu đã chỉ ra, uống một tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 11% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố đi kèm như tuổi tác, lối sống, thói quen nghỉ ngơi.
– Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson: Dữ liệu cho thấy uống cà phê làm giảm 30% nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Theo đó, Alpha Synuclein có trong cà phê chính là hoạt chất thực hiện chức năng này.
– Cà phê làm giảm nguy cơ trầm cảm: Với hơn 1.000 hợp chất hoạt tính sinh học, bao gồm caffeine, cà phê có tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Caffeine có khả năng ngăn chặn các thụ thể adenosine trong hệ thống thần kinh trung ương, ngăn chặn chúng gây ra phản ứng tế bào dẫn đến tâm trạng chán nản, mệt mỏi.
– Cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan: Nghiên cứu nhận định, uống 1 – 3 tách cà phê mỗi ngày giúp làm chậm quá trình xơ hóa, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C và bệnh gan. Khi cơ thể tiêu hóa caffeine sẽ tạo nên chất hóa học paraxanthine làm chậm sự phát triển của mô sẹo gây xơ hóa.
– Cà phê giúp giảm nguy cơ ung thư: Cà phê rất giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào, làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý là chất béo, calo trong kem và đường khi uống cà phê có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
– Cà phê cung cấp các chất dinh dưỡng: Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn trà xanh và cacao. Ngoài ra, thức uống này còn chứa Magie, Kali, Riboflavin (vitamin B2) và Niacin (vitamin B3),… Những dưỡng chất này đều có lợi cho sức khỏe của bạn.
– Cà phê giúp cải thiện tuổi thọ: Uống cà phê giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư gan cũng như các bệnh đường hô hấp, đột quỵ và tiểu đường. Những tác động sức khỏe này đã thúc đẩy sự kéo dài của tuổi thọ.
Cho tới hiện nay, chưa có nghiên cứu nào nhận định rằng uống cà phê có thể gây ra tình trạng nóng trong người. Một số trang thông tin còn nhận định uống cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư da.
Tuy nhiên, trước khi các nhà khoa học chứng minh điều này, Khỏe đẹp là vàng vẫn khuyên rằng bạn chỉ nên uống một lượng vừa đủ mỗi ngày. Điều này vừa đảm bảo sự ngon miệng vừa duy trì sức khỏe của bạn ở mức tốt nhất.
Tác động của các chất có trong cà phê có thể khác nhau ở mỗi cơ địa. Nếu bạn băn khoăn cà phê có gây nóng đối với cơ địa của bạn hay không, hãy uống lượng vừa đủ và theo dõi những biến chuyển của cơ thể sau khi sử dụng để xác định. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, đây là một cách thử mang tính chất tham khảo chứ không đúng hoàn toàn.
Uống cà phê có nổi mụn không? – Thật bất ngờ khi câu trả lời là CÓ. Uống cà phê thường xuyên có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có thể khiến làn da của bạn chi chít mụn.
Khi bạn uống cà phê, hoạt động của các hormone gây căng thẳng như cortisol sẽ được thúc đẩy. Trong khi đó, hormone này kích thích cơ thể tăng tiết insulin. Sự tăng lên quá mức của hoạt chất này là nguyên nhân khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tăng lượng dầu tiết trên da. Khi này, lỗ chân lông sẽ khó tránh khỏi nguy cơ tắc nghẽn. Cùng với môi trường đầy khói bụi, cách chăm sóc da thiếu khoa học, các vi khuẩn gây mụn sẽ phát triển mạnh mẽ trên làn da.
Nghiên cứu của các chuyên gia da liễu đã nhận định, mức căng thẳng của một người uống cà phê trước sự kiện nào đó sẽ tăng lên 211% so với những người không dùng thức uống này. Điều này cũng có nghĩa là người này sẽ có khả năng đối mặt với tình trạng mụn cao hơn nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm tạo ngọt dùng kèm với cà phê như đường và sữa cũng góp phần làm gia tăng tình trạng mụn. Cả hai sản phẩm này đều làm tăng lượng đường trong máu. Insulin được tiết ra để trung hòa nhưng cũng đồng thời kích thích tuyến bã nhờn hoạt động.
Nếu không thể cưỡng lại “mùi thơm nức mũi” của cà phê, bạn không cần phải từ bỏ thức uống này để giảm mụn. Thay vào đó, một số lưu ý khi uống cà phê để không bị mụn dưới đây có thể giúp ích cho bạn đấy.
– Không thêm đường tinh luyện vào cà phê: Lượng đường được thêm vào cà phê có thể làm tăng nồng độ insulin, từ đó tăng khả năng bị mụn. Thay vì đường tinh luyện, bạn có thể dùng chất tạo ngọt tự nhiên chẳng hạn như mật ong, siro.
– Không uống quá 4 ly cà phê trong cùng ngày: Với các tín đồ cà phê, uống bao nhiêu cũng không thấy đủ! Nhưng uống quá nhiều không tốt đâu. Ngược lại, thức uống này còn tăng mức độ căng thẳng, từ đó gây ra mụn.
– Không uống cà phê vào buổi tối: Một tách cà phê nhỏ vào buổi tối cũng có thể khiến bạn thức cả đêm. Thiếu ngủ có thể dẫn đến căng thẳng, khó chịu, dễ cáu gắt.
– Hạn chế dùng cà phê kèm bánh ngọt: Xu hướng uống cà phê kèm ăn bánh ngọt là điều thường thấy ở các bạn nữ. Lượng đường đưa vào cơ thể quá mức có thể dẫn đến một số ảnh hưởng lên làn da, trong đó có tăng tiết bã nhờn và gây mụn. Vậy nên bạn cần hạn chế thói quen này.
– Dùng cà phê không chứa caffein: Một số loại cà phê trên thị trường hiện nay đã loại bỏ thành phần caffeine có trong nó. Bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng các sản phẩm này để giảm nguy cơ mọc mụn trên da.
Theo Khỏe đẹp là vàng, nếu đang bị mụn thì bạn không nên uống cà phê. Ngoài chăm sóc da đúng cách, người bị mụn cần có chế độ dinh dưỡng tốt và giảm căng thẳng, nghỉ ngơi khoa học. Trong khi đó, cà phê làm tăng mức độ căng thẳng, thúc đẩy tuyến bã nhờn tiết dầu. Điều này càng khiến cho tình trạng mụn thêm nặng.
Các chuyên gia da liễu đã đưa ra lời khuyên, nặn mụn xong không nên uống cà phê. Điều này là bởi làn da của chúng ta sau khi nặn mụn rất nhạy cảm. Các tác động của caffeine có thể khiến da bị kích ứng, mụn dễ tái phát và trở nặng. Thay vì uống cà phê, lúc này bạn nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây sẽ tốt hơn.
Nếu chẳng may làn da của bạn sau khi uống cà phê thì bị mụn, bạn có thể cải thiện bằng kem bôi trị mụn chuyên dụng, mặt nạ thiên nhiên hoặc thuốc kháng sinh kê đơn.
Sử dụng kem bôi trị mụn là cách trị mụn phổ biến nhất hiện nay. Nếu lựa chọn trị mụn sau khi uống cà phê bằng phương pháp kem bôi, bạn nên chọn các sản phẩm có chứa thành phần Benzoyl Peroxide, BHA, Sepicontrol ™ A5,… Đây đều là những thành phần được đánh giá cao về khả năng trị mụn.
Cơ chế hoạt động của các loại kem bôi trị mụn là làm khô cồi mụn, đẩy nhân mụn lên trên. Do đó, vị trí nốt mụn có thể châm chích khi bôi kem và bong tróc về sau này. Bạn cũng cần lưu ý chỉ thoa kem lên nốt mụn hoặc vùng da bị mụn, không thoa lên vết thương hở hoặc toàn bộ khuôn mặt.
Quy trình chăm sóc làn da bị mụn cần được thực hiện kỹ lưỡng. Trong đó, đắp mặt nạ thiên nhiên là một bước không kém phần quan trọng. Các loại mặt nạ thiên nhiên từ nghệ, dưa leo, chanh, trà xanh, nha đam, sữa chua,… là những thành phần vừa giúp trị mụn vừa làm dịu da. Bạn có thể sử dụng từng riêng lẻ hoặc kết hợp các thành phần thành hỗn hợp mặt nạ.
Các loại mặt nạ thiên nhiên mang tính chất dịu nhẹ nên cần thời gian dài nốt mụn mới được “dọn sạch” hoàn toàn. Chính vì vậy, nếu lựa chọn cách làm này, bạn nên kiên trì thực hiện. Lưu ý, bạn chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần, đặc biệt là thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối. Nếu muốn nhanh thấy kết quả, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng mặt nạ thiên nhiên và sử dụng kem bôi trị mụn trong quy trình chăm sóc làn da mụn do uống cà phê.
Cách cải thiện mụn bằng thuốc kháng sinh kê đơn được áp dụng trong trường hợp nốt mụn của bạn bị viêm quá mức, mưng mủ, chảy máu, sưng đau hoặc có dấu hiệu lở loét. Với phương pháp này, bạn sẽ cần tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ, chứ không tự ý sử dụng.
Tùy thuộc vào tình trạng mụn trên da mà bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc kháng sinh dạng uống hoặc kết hợp của hai loại.
– Thuốc kháng sinh dạng bôi được dùng phổ biến như Clindamycin, Erythromycin.
– Thuốc kháng sinh dạng uống được dùng phổ biến gồm Clindamycin, Erythromycin, Trimethoprim, Cotrimoxazol, nhóm Tetracycline (Doxycycline, minocycline, limecycline,…)
Một số loại thuốc kháng sinh trị mụn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với mẹ bầu, thuốc kháng sinh có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé. Chính vì vậy mà nếu lựa chọn phương pháp trị mụn bằng cách này, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu do bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trị mụn kể trên, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày cũng rất quan trọng. Bạn lưu ý uống cà phê vừa đủ, uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau củ trái cây và các loại thực phẩm có lợi cho làn da. Bên cạnh đó, đi ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái cũng là điều cần thiết.
Hy vọng qua bài viết này, Khỏe đẹp là vàng đã giúp bạn biết chính xác uống cà phê có nổi mụn không cũng như cách cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng và hiệu quả. Tiếp tục theo dõi Khỏe đẹp là vàng để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.