icon-tuvan

Đeo tạ chân có tăng chiều cao không? Tác động chiều cao thế nào

author  |  Th4 25, 2024
Rate this post

Đeo tạ chân là phương thức tập luyện phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Cũng giống các bài tập khác, kỹ thuật và cường độ cũng như sự phù hợp với mục đích quyết định hiệu quả đeo tạ chân tập thể dục. Vậy đeo tạ chân có tác động thế nào đến chiều cao? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn bạn những cách tập luyện an toàn và hiệu quả.

Đeo tạ chân tăng chiều cao khi tập luyện được không?

Đeo tạ chân tăng chiều cao khi tập luyện được không?

Những ai nên tập đeo tạ chân tăng chiều cao?

Đeo tạ chân là bài tập nặng, là sự kết hợp giữa việc đeo tạ ở chân và tập các bài thể dục tương ứng nhằm tăng cường sức lực mà cơ thể phải bỏ ra. Tập luyện tăng chiều cao với tạ phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên trên 15 tuổi và còn trong độ tuổi phát triển chiều cao tự nhiên (dưới 20 tuổi). Sở dĩ do tập tạ cần sức lực dẻo dai, xương khớp phải đạt được sự hoàn thiện nhất định mới có khả năng chịu được lực đẩy từ tạ.

Đối tượng nào không nên tập đeo tạ chân tăng chiều cao?

Những đối tượng có xương khớp chưa đủ sức mạnh, việc đeo tạ chân tập thể dục có thể khiến bạn chịu những cản trở nhất định trên tiến trình tăng trưởng cũng như khiến xương khớp chịu tổn thương. Một số đối tượng không nên tập đeo tạ chân có thể kể đến:

– Trẻ dưới 15 tuổi vì lúc này xương của trẻ còn yếu.

– Người đang có chấn thương, đặc biệt là chấn thương ở chân.

– Người quá tuổi tăng chiều cao tự nhiên (trên 20 tuổi hoặc đã kiểm tra tình hình hình hoạt động của sụn tăng trưởng bằng phim chụp X-Quang).

– Người bị bệnh liên quan đến xương khớp, hô hấp.

Đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao hay không?

Quá trình phát triển chiều cao là sự co giãn ở cơ và kéo dài ở xương, trong đó cơ là cơ quan vận động. Đeo tạ chân khi tập luyện hỗ trợ hoạt động phần cơ chân, buộc chân phải sử dụng một lực mạnh hơn để vận động, từ đó kéo giãn cơ. Bài tập tạ chân giúp tăng khối lượng xương, ngoài ra tế bào xương hoạt động trong thời gian dài sẽ xây dựng xương mới, đồng thời duy trì sức khỏe xương khớp.

Một số người sử dụng tạ chân để rèn luyện sức bền của đôi chân, thể lực của bản thân giúp bạn dễ dàng tham gia bất kỳ hình thức thể dục, thể thao nào khác. Để tăng chiều cao hiệu quả, bạn nên tập tạ chân kết hợp với các bài tập thể dục kéo giãn khác một cách khoa học và hợp lý.

Đeo tạ chân tăng chiều cao thêm được bao nhiêu cm?

Tùy vào cơ địa từng người, phương thức chăm sóc sức khỏe mà mức tăng chiều cao có thể khác nhau. Từ độ tuổi 15 trở lên, tốc độ tăng chiều cao của nữ đã bắt đầu chậm lại, khả năng tăng chiều cao của nam giới thì tốt hơn. Theo bảng chiều cao chuẩn theo độ tuổi và giới tính, từ tuổi 15 bắt đầu có thể tập tạ chân, nữ giới có thể tăng 3 – 5cm, nam giới có thể tăng 6 – 8cm.

Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng chiều cao hiệu quả

Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng chiều cao hiệu quả

Đeo tạ chân tăng chiều cao thế nào là đúng cách?

Nguyên tắc khi đeo tạ chân

Có 2 nguyên tắc quan trọng khi đeo tạ chân tập luyện:

– Có những quãng nghỉ trong quá trình tập: Hành động lặp đi lặp lại khi tập luyện khiến chân căng cơ liên tục. Những quãng nghỉ giữa giờ tập giúp phục hồi cơ, hạn chế tổn thương các mô. Bạn cũng không nên giữ một vị trí tập quá lâu hay ép mình quá sức sẽ tạo nên các căng thẳng trên cơ và xương.

– Khối lượng tạ vừa với khả năng chịu đựng của chân: Những người mới bắt đầu tập nên chọn bộ tạ 1 – 2kg, sau một thời gian tập luyện, các cơ xương khớp ở chân đã quen dần thì có thể nâng dần khối lượng tạ. Bạn không nên nâng tạ quá sức hoặc đeo tạ chân tập quá thường xuyên sẽ khiến các cơ quan cơ xương khớp ở chân dễ bị tổn thương.

Khởi động khi đeo tạ chân

Bài tập đeo tạ chân đòi hỏi người tập phải sử dụng một lực mạnh để vận động. Do đó, để tập luyện hiệu quả, bạn cần làm nóng người, ấm cơ, kích thích hệ tuần hoàn để tránh các chấn thương không mong muốn xảy ra trong quá trình tập. Bài tập khởi động nên tập trung vào chân, diễn ra trong khoảng 5 – 10 phút là hợp lý. Khởi động đơn giản nhất bằng cách đá chân, bạn đứng thẳng, dùng một chân làm trụ, chân còn lại đá thẳng về phía trước 5 – 10 cái, thực hiện tương tự với chân còn lại.

Các bài tập đeo tạ chân tăng chiều cao hiệu quả

Bài tập nâng chân với tạ chân

– Chống hai bàn tay và hai chân xuống sàn sao cho đùi vuông góc với mặt sàn.

– Nhấc một chân lên cao và duỗi thẳng chân này trong khoảng 5 – 7 giây.

– Trở về trạng thái chuẩn bị và lặp lại động tác tương tự với chân còn lại.

– Tập 10 lần với mỗi bên chân trong một buổi tập.

Một cách tập khác của bài tập này:

– Ở tư thế chuẩn bị, bạn chống hai tay lên thảm tập, hai chân đặt xuống sao cho đùi và khuỷu tay vuông góc với mặt sàn.

– Từ từ nhấc một chân lên cao, tạo phần từ đầu gối xuống bàn chân vuông góc với phần bắp đùi.

– Giữ tư thế này trong khoảng 5 – 8 giây sau đó đổi chân và lặp lại động tác.

– Tập 10 lần với mỗi bên chân.

Nâng chân với tạ giúp rèn luyện sức mạnh đôi chân

Nâng chân với tạ giúp rèn luyện sức mạnh đôi chân

Bài tập hít xà đơn với tạ chân kéo giãn xương

Để tăng sức mạnh tác động lên chân, bạn có thể đeo tạ ở chân và kết hợp hít xà đơn. Sau khi đeo tạ đều vào hai chân, bạn tiến hành các bước tập xà đơn thông thường:

– Nắm thanh xà, lòng bàn tay hướng ra ngoài hoặc vào trong tùy ý.

– Dồn lực vào tay và vai để đẩy người lên cao đến khi phần cằm vượt quá thanh xà.

– Phần chân có thể thả lỏng hoặc co đầu gối hay bắt chéo chân để tăng sức mạnh cho chân.

– Sau 5 – 10 giây thì đưa người về vị trí ban đầu, thư giãn 15 – 30 giây rồi lặp lại động tác.

– Mỗi buổi tập có thể thực hiện 15 – 20 lần.

Bài tập đá chân lên cao thúc đẩy sự phát triển sụn khớp

– Nằm ngửa người trên thảm tập, hai chân đeo tạ.

– Hai tay đặt dọc thân người, lòng bàn tay úp xuống để làm điểm tựa.

– Đá một chân lên cao một góc 30 độ, chân còn lại không nhấc lên.

– Thay đổi 2 chân liên tục, thực hiện 10 -15 lần ở mỗi bên chân.

Bài tập ngồi trên ghế với tạ giúp kéo chân dài tự nhiên

Bạn đeo tạ vào hai bên chân, sử dụng một chiếc ghế cao vững chắc và ngồi trên ghế sao cho hai chân không chạm đất. Bạn tiếp tục điều chỉnh cách ngồi sao cho đùi vuông góc bắp chân. Ngồi ở tư thế này trong khoảng 20 – 30 phút để rèn luyện đôi chân giúp kéo dài tự nhiên. Bạn lưu ý sau thời gian này hãy tháo tạ ra khỏi chân để chân được thư giãn nhé.

Đeo tạ chân tăng chiều cao cần lưu ý những gì?

– Tập tạ chân lâu khiến cơ và các khớp ở chân bị tổn thương, do đó bạn chỉ nên tập trong khoảng thời gian 30 – 45 phút/ngày.

– Thời gian tập được khuyến nghị cho độ tuổi thanh thiếu niên với mục đích tăng chiều cao là 3 – 4 lần/tuần.

– Khối lượng tạ hai bên chân phải đều nhau để tránh lệch cơ.

– Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái khi tập, tránh mặc đồ bó sát.

– Luôn khởi động trước khi tập và có thời gian thư giãn chân nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung sau khi tập.

– Uống đủ nước trong và sau khi tập để bù đắp năng lượng.

– Ăn nhẹ trước khi tập để có đủ năng lượng vận động.

– Ngủ đủ giấc, ăn đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể sẵn sàng cho các bài tập nặng với tạ chân.

Khối lượng tạ chân vừa phải, phù hợp với sức lực hiện tại

Khối lượng tạ chân vừa phải, phù hợp với sức lực hiện tại

Đeo tạ chân tăng chiều cao kết hợp chế độ ăn uống thế nào?

Chế độ ăn giúp nâng cao hiệu suất vận động và tăng tốc độ cải thiện chiều cao cần đủ các chất: Protein, canxi, vitamin D, vitamin K, magie, phốt pho, kẽm, kali, sắt… Trong đó, protein giúp xây dựng cơ, canxi là thành phần chính của xương, vitamin D và vitamin K hỗ trợ hấp thụ canxi, các khoáng chất khác thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ sức khỏe.

Những chất này có thể bổ sung thông qua thực phẩm ăn uống thường ngày như: Trứng, thịt gà, hải sản, thịt bò, ngũ cốc, phô mai, sữa chua, rau xanh (rau bina, bông cải xanh, cải xoăn…), đậu nành, các loại hạt… Các bữa ăn nên được sắp xếp khoa học, ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong ngày. Bạn lưu ý hạn chế các nguy cơ cản trở như: Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, rượu, bia, thuốc lá… Trước khi tập khoảng 30 – 45 phút, bạn hãy ăn nhẹ với các món như ngũ cốc, chuối, bánh ngọt, sữa hạt…

Đeo tạ chân tăng chiều cao và các câu hỏi liên quan

Đeo tạ chân tăng chiều cao có nên tập hằng ngày hay không?

Đeo tạ chân tập thể dục tăng chiều cao là hình thức tập luyện nặng, để đảm bảo hiệu suất tập cũng như hạn chế các tình trạng tổn thương không đáng có, bạn không nên tập hằng ngày. Thời gian lý tưởng để vận động với tạ chân là 3 – 4 ngày/tuần. Những ngày còn lại bạn nên áp dụng các bài tập thể dục khác. Kết hợp các bài tập kéo dài xương giúp bạn tăng chiều cao nhanh hơn.

Đeo tạ chân tăng chiều cao tập 1 lần trong bao lâu?

Theo các chuyên gia thể hình, việc đeo tạ chân chỉ nên tập 30 – 45 phút trong một lần tập với khối lượng tạ phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể. Tùy vào cơ địa và sức lực của mỗi người mà bạn có thể tùy chỉnh thời gian trong khoảng này sao cho phù hợp. Lưu ý không tập quá lâu sẽ khiến chân phải chịu áp lực thời gian dài, thậm chí kéo theo các tình trạng tiêu cực cho khớp gối, khớp cổ chân…

Có thể tập đeo tạ chân ở nhà trong thời gian hợp lý để thúc đẩy tăng chiều cao

Có thể tập đeo tạ chân ở nhà trong thời gian hợp lý để thúc đẩy tăng chiều cao

Tăng thêm một phần sức lực tập luyện cho cơ xương khớp với các bài tập đeo tạ chân giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, đồng thời kích thích phát triển chiều cao cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Bạn đừng quên kết hợp tập luyện với ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để tăng tỷ lệ cao lớn thành công nhé.

📌📌📌 Tham Khảo Thêm: Top 18 loại thuốc tăng chiều cao tốt nhất hiện nay
sua-nubest-tall-6-trong-1