Chiều cao sẽ liên tục phát triển trong một khoảng thời gian nhất định, đòi hỏi cha mẹ cần tận dụng thời gian còn trong giai đoạn này để áp dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiều cao phát triển đến năm bao nhiêu tuổi và quá trình tăng trưởng chiều cao của con người để có cách cải thiện chính xác.
Mọi quá trình chăm sóc ở thời kỳ mang thai thuộc về trách nhiệm của người làm mẹ. Cụ thể thai nhi sẽ phát triển theo từng thời điểm như sau:
20 tuần đầu: Thai nhi có thể đạt được chiều dài khoảng 25cm, đây được xem là thời gian phát triển nhanh nhất của thai nhi.
20 – 28 tuần: Phần cơ bắt đầu hình thành, chiều dài cơ thể có thể đạt 35 – 40cm ở cuối tuần thứ 28. Các yếu tố tăng trưởng góp phần biến thai nhi thành một đứa trẻ toàn diện và khỏe mạnh.
28 – 40 tuần: Đây là giai đoạn hoàn thiện thai nhi, mọi sự phát triển về trí não và thể chất được tăng tốc. Kết thúc thời gian này, trẻ chào đời khỏe mạnh có chiều dài cơ thể tiêu chuẩn là 50cm.
3 năm đầu tiên là thời gian “vàng” thứ hai của quá trình phát triển chiều cao. Tốc độ tăng trưởng của trẻ sơ sinh sau 1 năm sẽ đạt được mức tăng thêm 25cm, cuối năm thứ 2 là 11 – 13cm. Như vậy, trẻ 2 tuổi có chiều cao chuẩn là 88cm đối với bé trai và 86cm đối với bé gái. Từ năm thứ 3, tốc độ phát triển sẽ dần chậm lại với mức tăng thêm khoảng 6,2cm/năm. Chiều cao sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào giới tính, chế độ chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngủ…
Đây là thời gian cuối cùng để tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ. Dậy thì ở nữ bắt đầu khoảng 10 – 11 tuổi và kết thúc ở tuổi 15 – 16, nam giới sẽ dậy thì muộn hơn từ khoảng 11 – 12 tuổi đến 17 – 18 tuổi. Trong giai đoạn này, có khoảng 1 – 2 năm chiều cao tăng đạt đỉnh 8 – 15cm/năm. Nếu bạn đang tự hỏi chiều cao phát triển đến năm bao nhiêu tuổi thì câu trả lời là khi dậy thì kết thúc, bạn còn 2 – 3 năm tăng trưởng với tốc độ rất chậm rồi dừng hẳn.
Dậy thì được xem là giai đoạn mà chiều cao phát triển mạnh mẽ và toàn diện nhất. Lúc này, hệ xương của trẻ đã trải qua những nền tảng sơ khai và sẽ xây dựng cả về cấu trúc xương và hình thành cơ bắp. Tận dụng giai đoạn dậy thì là bí quyết lý tưởng để áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng chiều cao nhằm giúp trẻ cao hết tiềm năng.
Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao giúp cha mẹ tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chậm phát triển chiều cao của con yêu. Dưới đây là yếu tố tác động đến khả năng tăng chiều cao của mỗi người:
Di truyền: 23% chiều cao được di truyền từ cha mẹ, tuy nhiên đây không phải là tất cả. Cha mẹ thấp lùn vẫn có thể nuôi con cao lớn nếu biết đầu tư về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, giấc ngủ…
Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng tác động đến 32% khả năng cao lớn của trẻ. Chiều cao phát triển như thế nào còn tùy vào bữa ăn của trẻ đã thực sự khoa học và đầy đủ các chất chưa. Những trẻ được bổ sung hàm lượng các chất một cách hợp lý có tốc độ tăng trưởng tốt hơn, xương được nuôi dưỡng khỏe mạnh hơn.
Vận động: 20% chiều cao được quyết định bởi thói quen tập luyện hằng ngày. Trẻ lười vận động sẽ trở nên thụ động, xương không có sự tác động lực thường xuyên, khả năng hoạt động tay chân bị hạn chế, khiến quá trình tăng trưởng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, những trẻ chăm chỉ tập thể dục, thể thao sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển hơn.
Giấc ngủ: Ngủ đủ giấc, đúng giờ tạo điều kiện cho cơ thể tăng trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng và đào thải độc tố. Phần lớn sự tăng trưởng của xương cũng diễn ra khi cơ thể rơi vào giấc ngủ sâu. Trẻ được chăm sóc giấc ngủ tối ưu có cơ hội phát triển chiều cao tốt hơn trẻ bị rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ không đủ giấc.
Tình trạng cơ thể: Thừa cân, béo phì gây ra áp lực lên xương khớp bởi sự chèn ép của các mô mỡ lớn. Trẻ bị béo phì được dự đoán có chiều cao khi trưởng thành dưới mức tiềm năng. Béo phì cũng dễ gây ra tình trạng dậy thì sớm – một trong những nguyên nhân chững chiều cao sớm ở trẻ.
Môi trường sống: Khí hậu ô nhiễm, nguồn nước bẩn, ồn ào… là những tác nhân từ môi trường có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra nhiều bệnh lý. Hệ miễn dịch suy yếu khiến trẻ khó đạt được hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng, hiệu suất vận động giảm và gặp khó khăn trong giấc ngủ. Những tình trạng này sẽ kìm hãm tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
Tuổi dậy thì được xem là thời gian tăng chiều cao cuối cùng của mỗi người. Mức chiều cao tăng lên trong suốt thời gian dậy thì chiếm ¼ chiều cao cố định của một người. Đặc trưng phát triển ở lứa tuổi này không chỉ là sự kéo dài ở xương mà còn là xây dựng cấu trúc khung xương cùng với cơ bắp săn chắc. Tuy nhiên, đây là độ tuổi có nhiều rào cản đòi hỏi trẻ phải vượt qua nếu muốn đạt được thể trạng tốt.
Một đứa trẻ được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, chăm chỉ tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ mỗi ngày, biết hạn chế các tác nhân gây cản trở… sẽ đạt được mức tăng trưởng lý tưởng. Tốc độ tăng có thể đạt đỉnh 8 – 15cm/năm trong khoảng 1 – 2 năm của tuổi dậy thì. Thông thường, bé gái sẽ bắt đầu quá trình cao lớn mạnh mẽ ở khoảng 10 tuổi và đạt đỉnh vào năm 12 tuổi. Bé trai bắt đầu muộn hơn ở khoảng 12 tuổi và đạt đỉnh 14 tuổi.
Mỗi độ tuổi có mức chuẩn chiều cao, cân nặng khác nhau. Tùy thuộc vào giới tính, phương pháp chăm sóc sức khỏe mà bạn đang áp dụng mà con yêu cũng có những kết quả thể chất khác nhau. Cụ thể như sau:
Tuổi | Nam | Nữ | ||
---|---|---|---|---|
Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | |
1 | 75,7 cm | 9,6 kg | 74,1 cm | 9,2 kg |
2 | 86,8 cm | 12,5 kg | 85,5 cm | 12 kg |
3 | 95,2 cm | 14 kg | 94 cm | 14,2 kg |
4 | 102,3 cm | 16,3 kg | 100,3 cm | 15,4 kg |
5 | 109,2 cm | 18,4 kg | 107,9 cm | 17,9 kg |
6 | 115,5 cm | 20,6 kg | 115,5 cm | 19,9 kg |
7 | 121,9 cm | 22,9 kg | 121,1 cm | 22,4 kg |
8 | 128 cm | 25,6 kg | 128,2 cm | 25,8 kg |
9 | 133,3 cm | 28,6 kg | 133,3 cm | 28,1 kg |
10 | 138,4 cm | 32 kg | 138,4 cm | 31,9 kg |
11 | 143,5 cm | 35,6 kg | 144 cm | 36,9 kg |
12 | 149,1 cm | 39,9 kg | 149,8 cm | 41,5 kg |
13 | 156,2 cm | 45,3 kg | 156,7 cm | 45,8 kg |
14 | 163,8 cm | 50,8 kg | 158,7 cm | 47,6 kg |
15 | 170,1 cm | 56 kg | 159,7 cm | 52,1 kg |
16 | 173,4 cm | 60,8 kg | 162,5 cm | 53,5 kg |
17 | 175,2 cm | 64,4 kg | 162,5 cm | 54,4 kg |
18 | 175,7 cm | 66,9 kg | 163 cm | 56,7 kg |
19 | 176,5 cm | 68,9 kg | 163 cm | 57,1 kg |
20 | 177 cm | 70,3 kg | 163,3 cm | 58 kg |
Sau khi kết thúc dậy thì, nam giới có thêm khoảng 1 – 2 năm để tiếp tục cao lên với tốc độ rất chậm. Nhìn chung, nam giới sẽ ngừng tăng chiều cao ở khoảng 20 tuổi. Tuy nhiên, chiều cao phát triển đến năm bao nhiêu tuổi đối với nam giới còn phụ thuộc vào thời gian dậy thì. Một số trường hợp ở nam dậy thì muộn, điều kiện môi trường sống kém sẽ có thể tăng thêm chiều cao đến khoảng 22 tuổi nếu áp dụng các phương pháp cải thiện đúng cách.
Nữ giới dậy thì sớm hơn, thời điểm đạt đỉnh tăng trưởng cũng sớm hơn nên thời điểm ngừng cao cũng nhanh hơn nam giới. Thông thường, các bạn nữ khoảng 18 tuổi là đã ngừng cao thêm, nếu có cũng chỉ có thể tăng thêm 1 vài milimet đến 20 tuổi. Do đó, tất cả các phương pháp thúc đẩy phát triển cần được áp dụng trước tuổi 18.
Chiều cao phát triển như thế nào còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc sức khỏe. Để đảm bảo tăng trưởng diễn ra thuận lợi và tối ưu, cần áp dụng ngay từ sớm những phương pháp điển hình sau đây:
Bữa ăn hằng ngày đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có đủ điều kiện nuôi dưỡng xương. Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Trong đó, một số vi khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tăng trưởng chiều cao như canxi, vitamin D, vitamin K, collagen type 2, magie, phốt pho, kẽm, sắt, kali… Bữa ăn giàu dinh dưỡng với các thực phẩm an toàn sẽ mang đến 32% khả năng tăng chiều cao tối ưu.
45 – 60 phút tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp bạn rèn luyện thân thể, kích thích xương phát triển cũng như thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng. Bạn có thể thực hiện bài tập phù hợp với thể trạng và sở thích cá nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số hình thức tập luyện giúp kéo dài xương như đu xà đơn, yoga, nhảy dây, chạy bộ, bật cao, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, đạp xe…
Một giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể có điều kiện trao đổi chất dễ dàng, đồng thời đào thải độc tố. Ở trạng thái sâu giấc, tuyến yên sẽ đạt được lượng sản xuất hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Do đó, hãy chú ý đi ngủ trước 22 giờ, và ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi ngày, loại bỏ những thói quen sinh hoạt có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có cồn, thuốc lá… là những tác nhân chứa các chất độc hại, cản trở quá trình tăng trưởng bình thường của cơ thể, cần tránh xa. Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia nhiều hơn các hoạt động thể chất ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng để tổng hợp thêm vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Một cách khác để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng là sử dụng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ. Đây là những sản phẩm bổ sung nhóm dưỡng chất cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng và phát triển xương. Các sản phẩm này sẽ hỗ trợ bạn đạt được tốc độ tăng tối ưu, sớm sở hữu chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn đúng loại sản phẩm phù hợp với độ tuổi người dùng, thành phần tối ưu dễ hấp thụ, an toàn cho người sử dụng.
Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Thế nhưng, điều này không phải tất cả, khả năng tác động cũng không quá nhiều. Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ thấp lùn nhưng lại có con cao lớn do áp dụng phương pháp chăm sóc sức khỏe khoa học. Nếu bạn đang có chiều cao không lý tưởng, đừng lo lắng, hãy chăm sóc con yêu cả về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ… để con phát triển tốt hơn nhé.
Theo kết quả của Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng quốc gia, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện nay là 168,1cm. Mức chiều cao này đã có thay đổi đáng kể (khoảng 3cm) so với cùng kỳ 10 năm trước.
Cũng theo khảo sát của Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng quốc gia, nữ giới Việt Nam có chiều cao trung bình 156,2cm. Như vậy, chiều cao của nữ cũng có những chuyển biến tích cực. Sở dĩ là do chế độ ăn uống của người Việt đã thay đổi khoa học hơn, ý thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn, con người nhận ra tầm quan trọng của chiều cao trong cuộc sống.
Một phần ảnh hưởng tốc độ phát triển chiều cao liên quan đến giới tính. Thông thường, nam giới sẽ phát triển với kết quả tăng tốt hơn, tốc độ mạnh mẽ hơn nữ giới. Tuy nhiên, do thời điểm dậy thì có sự khác nhau, nên nữ giới sẽ đạt được chiều cao cố định sớm hơn. Chiều cao của nam phát triển đến bao nhiêu tuổi sẽ tùy vào lối sống và thời gian dậy thì của mỗi người.
“Phát triển chiều cao đến bao nhiêu tuổi” luôn là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt với những người trưởng thành. Tăng chiều cao quá tuổi là điều khó thực hiện được, trừ khi phần sụn tăng trưởng của bạn còn hoạt động. Bạn có thể chụp phim X-Quang để kiểm tra, nếu phần sụn này còn mở/hoạt động thì vẫn còn có thể cải thiện một chút chiều cao, còn nếu sụn đóng lại chứng tỏ xương đã cốt hóa.
Một cách khác giúp bạn tăng chiều dù đã quá tuổi phát triển tự nhiên là can thiệp phẫu thuật. Đây là dạng phẫu thuật kéo dài xương chân, dành cho những người 25 – 35 tuổi. Tuy nhiên, bạn phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những nguy cơ nhiễm trùng, biến dạng, nằm một chỗ, chi phí cao, các trường hợp dị ứng thuốc, vật lý trị liệu…
Chiều cao phát triển đến bao nhiêu tuổi là do môi trường sống, giai đoạn dậy thì, cách chăm sóc sức khỏe. Nhìn chung, con người có khoảng 18 – 20 năm để tăng trưởng chiều cao liên tục. Sau tuổi 20, sụn tăng trưởng ngừng hoạt động, xương đã bước vào giai đoạn cốt hóa và dần cố định chiều cao, do đó, bạn không thể cao lên.
Chiều cao phát triển đến năm bao nhiêu tuổi? Nắm được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của mỗi người giúp bạn có cách tận dụng khoảng thời gian này để áp dụng các bí quyết đẩy nhanh tốc độ. Cao lớn hết tiềm năng trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết cách đầu tư về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, nghỉ ngơi hợp lý.