Lợi ích về việc tăng chiều cao thông qua đá cầu sẽ rõ rệt ở độ tuổi từ 13 đến 20. Tại độ tuổi này, tập đá cầu có tiềm năng giúp cải thiện chiều cao một cách hiệu quả. Để tăng cường kết quả, bạn cũng có thể kết hợp nó với việc tập đu xà và duy trì một chế độ ăn uống cân đối để tối đa hóa khả năng phát triển chiều cao.Tăng cường chiều cao và cân nặng đều là hai yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tình trạng phát triển cơ thể. Dựa trên hai chỉ số này, chúng ta có thể tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. Hãy tham khảo bài viết dưới đây từ Khỏe Đẹp Là Vàng để hiểu rõ hơn về khái niệm BMI cũng như mối quan hệ của nó với chiều cao và các phương pháp để duy trì mức BMI ở mức chuẩn.
Chỉ số BMI (Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể) là một phép đo sử dụng để đánh giá trọng lượng của một người dựa trên mối quan hệ giữa trọng lượng và chiều cao của họ. Để tính chỉ số BMI, chúng ta chia trọng lượng (đo bằng kilogram) cho bình phương chiều cao (đo bằng mét). Chỉ số BMI giúp chia người dân thành các nhóm chính dựa trên tình trạng cân nặng của họ, bao gồm: Nhẹ cân, Khỏe mạnh, Thừa cân và Béo phì.
Tuy chỉ số BMI không đo lường trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể, nhưng nó có mối quan hệ với tổng khối lượng mỡ của chúng ta. Hơn nữa, chỉ số BMI cũng có liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa và một số bệnh lý liên quan đến tình trạng cơ thể béo phì.
Cần nhớ rằng, chỉ số BMI không thể chẩn đoán một cách chính xác tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề sức khỏe cụ thể. Thay vào đó, nó thường được sử dụng như một công cụ đánh giá ban đầu, và các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá thêm bằng các phương pháp khác.
Các lợi ích của việc duy trì chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh:
– Vóc dáng cân đối: Duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng giúp bạn có một vóc dáng cân đối và hài hòa.
– Sức khỏe tốt: Chỉ số BMI trong khoảng bình thường thường đi kèm với tình trạng sức khỏe tốt hơn, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và năng động.
– Giảm nguy cơ bệnh tật: Người có chỉ số BMI bình thường ít có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, đột quỵ, tiểu đường và loãng xương hơn.
– Áp lực xương khớp: Duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh giúp giảm áp lực lên xương khớp, giúp bảo vệ sức khỏe xương.
– Ngăn ngừa thiếu máu: Chế độ dinh dưỡng và cân nặng hợp lý từ việc duy trì chỉ số BMI giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
– Tăng tự tin: Vóc dáng cân đối thường làm tăng tự tin và tạo cảm giác tích cực về bản thân.
Tóm lại, duy trì chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh không chỉ giúp bạn có một ngoại hình đẹp mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cân nặng.
Phân loại | BMI – WHO | BMI – Châu Á |
Gầy | <18,5 | <18,5 |
Bình thường | 18,5 – 24,9 | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân | >=25 | >=23 |
Tiền béo phì | 25 – 29,9 | 23 – 24,9 |
Béo phì độ I | 30 – 34,9 | 25 – 29,9 |
Béo phì độ II | 35 – 39,9 | >=30 |
Béo phì độ III | >=40 | >=40 |
Công thức BMI = CÂN NẶNG (kg) / (CHIỀU CAO x CHIỀU CAO) (mét).
Ví dụ, với cân nặng 55kg và chiều cao 1,6m, áp dụng công thức trên: BMI = 55 / (1.6 x 1.6) = 21,4. So sánh với bảng BMI, chỉ số 21,4 được xếp vào mức độ phân loại BÌNH THƯỜNG. Ngoài việc áp dụng công thức, chúng ta cũng có thể so sánh cân nặng và chiều cao vào biểu đồ.
Chỉ số BMI khi áp dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên cần phải tính cụ thể theo độ tuổi và từng giới tính. Vì khi cơ thể chưa trưởng thành hoàn toàn, lượng chất béo trong cơ thể sẽ biến động liên tục theo thời gian. Biểu đồ tăng trưởng BMI theo độ tuổi từ nguồn dữ liệu của CDC có thể biểu thị tổng quan khác biệt này.
Các phân vị này sắp xếp dựa theo dữ liệu của trẻ em Mỹ trong độ tuổi từ 2 – 19 tuổi được thu thấp trong các đợt khảo sát từ hơn 2500 số liệu. Trẻ em bị béo phì trong độ tuổi từ 2 – 19 được chẩn đoán sơ bộ khi sàng lọc chỉ số BMI cao hơn đường cong 95%.
Công thức tính BMI được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em – thanh thiếu niên. Tuy nhiên, chúng được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau ở từng độ tuổi. Đối với người lớn, việc giải thích chỉ số BMI không cần phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính mà chỉ cần áp dụng bảng thông tin sau. Biểu đồ và bảng phân loại phía dưới thường được áp dụng cho người trưởng thành.
BMI thường được dùng để tầm soát suy dinh dưỡng và béo phì bởi chỉ số này có cách tính toán đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Chỉ số này xoay quanh tỉ lệ khối lượng cơ thể so với chiều cao, đây là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá thể trạng ở người. Dù chỉ là một công cụ tầm soát nhưng BMI là một chỉ số hữu hiệu để theo dõi và đánh giá tổng quan để lường trước các nguy cơ sức khỏe đo cân nặng gây ra.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường dựa vào chỉ số BMI, một số phương pháp kiểm nghiệm sẽ được sử dụng để chẩn đoán chính xác tình trạng của người bệnh. Những phương pháp thường dùng cùng chỉ số BMI để đánh giá tổng quan cơ thể bao gồm đo độ dày nếp gấp da (underwater weighing), trở kháng điện sinh học (Bioelectrical impedance), đo hấp thụ năng lượng X-Quang DXA.
Số liệu chiều cao, cân nặng chuẩn theo chỉ số BMI nữ nam dưới đây dành cho những người từ 20 tuổi trở xuống. Đây là độ tuổi còn trong quá trình phát triển chiều cao, dựa vào bảng này bạn sẽ có cách duy trì tỷ lệ hợp lý để đảm bảo điều kiện tăng trưởng tối ưu.
Tuổi | Nam | Nữ | ||
Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | |
1 | 75,7 cm | 9,6 kg | 74,1 cm | 9,2 kg |
2 | 86,8 cm | 12,5 kg | 85,5 cm | 12 kg |
3 | 95,2 cm | 14 kg | 94 cm | 14,2 kg |
4 | 102,3 cm | 16,3 kg | 100,3 cm | 15,4 kg |
5 | 109,2 cm | 18,4 kg | 107,9 cm | 17,9 kg |
6 | 115,5 cm | 20,6 kg | 115,5 cm | 19,9 kg |
7 | 121,9 cm | 22,9 kg | 121,1 cm | 22,4 kg |
8 | 128 cm | 25,6 kg | 128,2 cm | 25,8 kg |
9 | 133,3 cm | 28,6 kg | 133,3 cm | 28,1 kg |
10 | 138,4 cm | 32 kg | 138,4 cm | 31,9 kg |
11 | 143,5 cm | 35,6 kg | 144 cm | 36,9 kg |
12 | 149,1 cm | 39,9 kg | 149,8 cm | 41,5 kg |
13 | 156,2 cm | 45,3 kg | 156,7 cm | 45,8 kg |
14 | 163,8 cm | 50,8 kg | 158,7 cm | 47,6 kg |
15 | 170,1 cm | 56 kg | 159,7 cm | 52,1 kg |
16 | 173,4 cm | 60,8 kg | 162,5 cm | 53,5 kg |
17 | 175,2 cm | 64,4 kg | 162,5 cm | 54,4 kg |
18 | 175,7 cm | 66,9 kg | 163 cm | 56,7 kg |
19 | 176,5 cm | 68,9 kg | 163 cm | 57,1 kg |
20 | 177 cm | 70,3 kg | 163,3 cm | 58 kg |
Dựa vào chỉ số BMI, bạn có thể xác định phạm vi khỏe mạnh của cơ thể hiện tại. Nhờ vậy bạn sẽ có kế hoạch thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý cụ thể hoặc tình trạng tiêu cực khác về sức khỏe. BMI dễ dàng tính toán tại nhà chỉ cần bạn có công cụ đo lường chiều cao, cân nặng chính xác. BMI cũng góp phần xác định mức chất béo trong cơ thể.
BMI không phân biệt giữa trọng lượng đến từ chất béo, cơ và xương, dẫn đến thực trạng một người cơ bắp có thể cùng chỉ số với người thừa cân. Ngoài ra, tỷ lệ cơ, chất béo và xương trong cơ thể thường thay đổi khi con người già đi, đặc biệt ở phụ nữ. Cơ và xương của phụ nữ từ 25 – 65 tuổi có xu hướng giảm đi, trong khi đó mỡ bụng tăng lên.
Ngoài cách tính BMI truyền thống theo công thức bên trên, bạn có thể áp dụng cách tính chu vi vòng eo để xác định tình trạng thể chất. Phương pháp đo lượng mỡ bụng được thực hiện với loại thước dây mềm. Một cách đo lượng mỡ vùng bụng khác chính là chia số đo vòng eo cho chu vi hông. Kết quả cho ra thấp hơn hoặc bằng 0,85 cho thấy bạn ít có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến cân nặng.
Chỉ số Broca Index là một cách ước tính trọng lượng cơ thể bằng cách đo chiều cao. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một ước tính sơ bộ và áp dụng cho những người có phạm vi kích thước cơ thể nằm ở mức trung bình. Từ kết quả chiều cao tính bằng cm, bạn trừ đi 100 để có mức trọng lượng tiêu chuẩn tính bằng kg. Mặc dù đây là phép tính đơn giản nhưng không mang lại độ chính xác cho mọi người.
Đây là công thức tính BMI dựa vào chu vi cổ tay của bác sĩ thẩm mỹ John McCallum, thường được sử dụng cho các phương pháp tính toán kích thước các bộ phận trên cơ thể.
Bộ phận | Công thức tính |
Ngực | Kích thước cổ tay x 6,5 |
Hông | Kích thước ngực x 0,85 |
Eo | Kích thước ngực x 0,7 |
Đùi | Kích thước ngực x 0,53 |
Cổ | Kích thước ngực x 0,37 |
Bắp tay | Kích thước ngực x 0,36 |
Bắp chân | Kích thước ngực x 0,34 |
Cẳng tay | Kích thước ngực x 0,29 |
Tháp dinh dưỡng là mô hình biểu thị dinh dưỡng cần đáp ứng của cơ thể. Dựa vào tháp dinh dưỡng, chúng ta dễ lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung các nhóm chất phù hợp để cân đối cân nặng cũng như giúp đảm bảo sức khỏe ổn định.
Cấu trúc tháp dinh dưỡng thường theo hình chóp nhọn. Phần chiếm diện tích càng nhiều là các thực phẩm nên được bổ sung. Ngược lại, càng về phần đỉnh chóp sẽ là những thực phẩm cần bổ sung đúng cách với liều lượng vừa đủ để tránh các tác hại cho cơ thể.
Với trẻ em – thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển. Tháp dinh dưỡng là cơ sở để cân đối bữa ăn hàng ngày. Nhờ nguồn dinh dưỡng đa dạng được đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị, cơ thể sẽ có nguồn dưỡng chất phong phú để phát triển cũng như nuôi dưỡng xương-sụn tối ưu nhất.
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Nước là phân tử xuất hiện trong tất cả cơ quan ở người. Vai trò của nước với cơ thể có thể kể đến như: Điều tiết nhiệt độ của cơ thể, giúp lưu thông dinh dưỡng và oxy đến tế bào, thải độc…
Với hệ xương khớp, nước chiếm đến 31% cấu tạo của xương. Bên cạnh đó, đây còn là thành phần giúp bôi trơn các khớp để chúng vận hành trơn tru nhất.
Vận động là điều kiện không thể thiếu để cơ thể khỏe mạnh cũng như đạt được chỉ số BMI nằm trong ngưỡng an toàn. Những bài tập thể dục cần được duy trì đều đặn với nhiều lưu ý như sau:
Duy trì đều đặn: Bất kì yếu tố nào cũng cần thời gian mới có thể bộc lộ lợi ích đến sức khỏe và cơ thể. Việc duy trì lịch tập đều đặn là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cơ thể săn chắc, BMI đạt chuẩn để tăng chiều cao hiệu quả.
Phân chia lịch tập vừa phải: Dù là luyện tập bất kì bộ môn nào đi chăng nữa, hệ cơ xương khớp của bạn đều cần một khoảng nghỉ để kịp hồi phục chức năng. Nếu không vì mục đích thi đấu thì lịch tập quá sát sao sẽ gây những tác động tiêu cực đến sức bền, sức khỏe của cơ thể.
Tập luyện vừa sức: Thời lượng cần được tăng dần đến cơ thể làm quen với sự vận động. Gắng sức với suy nghĩ tập càng nhiều sẽ càng tốt cho cơ thể là quan niệm sai lầm. Hệ xương khớp có thể tổn thương trầm trọng nếu bạn tập các bài tập nặng thường xuyên không kiểm soát…
Giấc ngủ kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng và các tuyến nội tiết trong cơ thể. Hai loại hormone (ghrelin và leptin) điều tiết cảm giác đói, no sẽ bị ảnh hưởng. Nếu thiếu ngủ, ghrelin sẽ được dẫn truyền đến não nhiều hơn và khiến cơ thể luôn ở trong tình trạng thèm ăn. Mặt khác, Leptin sẽ hạn chế gửi tín hiệu đến não rằng bạn đã no. Vì vậy, nếu thiếu ngủ liên tục hoặc chất lượng giấc ngủ không đáp ứng tốt, cơ thể sẽ có xu hướng ăn nhiều và thừa cân.
Đại học Chicago đã từng công bố kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa giấc ngủ và insulin (một loại hormone cần để chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm). Cơ thể sẽ giảm 30% khả năng sản sinh insulin chỉ sau 4 ngày không ngủ đủ giấc. Vì tình trạng này, năng lượng dễ bị tích trữ gây béo phì hơn.
Các vận động viên hạng nặng thường sẽ có chỉ số BMI “thừa cân” hoặc “béo phì” vì khối lượng cơ của họ rất lớn. Chỉ nhìn vào BMI để đánh giá, thì chúng ta sẽ thấy các vận động viên này gặp các vấn đề sức khỏe tương tự nhóm thừa cân. Tuy nhiên, nghiên cứu trên nhóm người này thấy lượng cholesterol, huyết áp và lượng đường của họ hoàn toàn bình thường và thậm chí còn thấp hơn so với những người bình thường.
BMI cũng không thể mô tả khu vực phân bố chất béo trong cơ thể. Mỡ tích trữ ở khu vực bụng sẽ có hại cho sức khỏe hơn vùng mỡ tích trữ quanh hông. Theo BBC, một nghiên cứu trên 13.601 người trưởng thành cho thấy tỷ lệ mắc béo phì thực tế thấp hơn so con số dự đoán khi nhóm người này bị nhận định béo phì thông qua chỉ số BMI. Mặc dù nhiều người được chẩn đoán thừa cân dựa trên chỉ số BMI nhưng thực thế cơ thể họ hoàn toàn bình thường vì sự chênh lệch tỉ lệ mỡ và cơ.
Thông thường BMI được tính dựa trên kết quả chiều cao, cân nặng và được đo lường bằng các công cụ tính toán đơn giản. Một số trường hợp BMI cần can thiệp phương pháp y tế như đo hấp thụ tia X năng lượng kép, trở kháng điện sinh học, đo trọng lượng cơ thể dưới nước bằng thiết bị chuyên dụng…
Đối với người trưởng thành, chỉ số BMI lớn hơn 23 – 25 đồng nghĩa với cơ thể bạn đang thừa cân hoặc béo phì. Bạn có thể đối chiếu BMI hiện tại của bản thân với bảng phân loại phía trên để có thể xác định chính xác tình trạng thừa cân, béo phì của bản thân.
BMI quá cao có nghĩa là bạn đang đối mặt với tình trạng béo phì. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan quan trọng. Cân nặng quá cao làm tăng cường độ co bóp của tim, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, giảm HDL, đối mặt với bệnh tiểu đường. Một số bệnh lý thường gặp ở những người có BMI cao như: Huyết áp cao, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành, bệnh túi mật, viêm xương khớp, bệnh về hô hấp, ung thư…
Chỉ số BMI có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về nguy cơ mắc bệnh, nhưng để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của một người, chúng ta cần kết hợp nó với nhiều phép đo khác. Vì vậy, khi sử dụng BMI để dự đoán và theo dõi sự phát triển thể trạng của trẻ em, cần xem xét kỹ vì chỉ số BMI chỉ mang tính chất tham khảo và không đủ để tạo ra một bức tranh toàn diện về sức khỏe.