Thưởng thức một đĩa dứa mát lạnh vào mùa hè là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ đến thói quen này có tốt cho sức khỏe hay không. Ăn dứa có bị nổi mụn không? Những thông tin thú vị về quả dứa và tác động của nó đến làn da sẽ được Khỏe Đẹp Là Vàng chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Dứa còn được gọi với những cái tên khác như quả thơm, quả khóm. Loại quả này có thể dùng để nấu nước, làm đồ uống, làm bánh. Dứa có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm đặc trưng, ăn rất ngon miệng nên được khá nhiều người yêu thích. Loại quả này cũng có giá trị dinh dưỡng khá cao, tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng cơ bản trong 100g dứa tươi:
– Calo: 50
– Protein: 0.54 g
– Carbohydrate: 13.52 g
– Chất xơ: 1.40 g
– Chất béo: 0.12 g
Đặc biệt, dứa là loại quả có chứa rất nhiều vitamin: vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, vitamin B1, vitamin B3, vitamin B9,.
Dứa cũng chứa đa dạng khoáng chất có lợi cho sức khỏe: Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen…
Thường xuyên ăn dứa mang đến nhiều lợi ích nổi bật cho sức khỏe:
Thường xuyên ăn dứa sẽ giúp giảm nguy cơ bị lây nhiễm virus, vi khuẩn, thời gian hồi phục khi bị bệnh cũng được rút ngắn đáng kể.
Trong dứa rất giàu vitamin A. Nồng độ vitamin A cao sẽ hỗ trợ khả năng chống oxy hóa tự nhiên của da, duy trì độ ẩm ổn định, tránh khô da và làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin A cũng chăm sóc thị lực, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Dứa chứa nhiều chất xơ sẽ kích thích quá trình tiêu hóa, bảo vệ sự ổn định cho đường ruột. Bromelain trong dứa là một loại enzyme phân hủy protein, nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ táo bón.
Chất Bromelain trong dứa cũng đồng thời là một chất chống ung thư vú và ung thư da, bảo vệ dạ dày, ruột kết, ống mật.
Hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ kích thích quá trình tổng hợp collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng trong sụn khớp, giúp hệ xương dẻo dao và linh hoạt hơn.
Thành phần Beta Carotene và Bromelain trong dứa sẽ hỗ trợ giảm các dấu hiệu hen suyễn, chăm sóc hệ hô hấp khỏe mạnh. Thường xuyên ăn dứa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Trong dứa chứa nhiều kali làm giãn mạch tự nhiên. Các mạch máu thư giãn hơn, quá trình lưu thông máu thuận lợi, giảm huyết áp. Do đó, tiêu thụ dứa sẽ ngăn ngừa đột quỵ và xơ vữa động mạch.
Một số thông tin cho rằng ăn dứa có vị ngọt, nên khi ăn nhiều có thể gây nổi mụn. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ thành phần của dứa thì không khó để thấy dứa có nhiều vitamin và khoáng chất, đều rất có lợi cho sức khỏe và vẻ đẹp của làn da. Do đó, ăn dứa không làm da bị nổi mụn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có nổi mụn.
Theo đông y, dứa có vị chua, tính bình, bổ dưỡng, lợi nước, lợi tiểu. Do đó, ăn dứa không gây nóng như suy nghĩ của nhiều người. Ngược lại, ăn dứa còn khá mát và bổ dưỡng cho cơ thể.
Nhưng mọi việc có thể khác đi nếu bạn ăn quá nhiều dứa. Nạp quá nhiều dứa có thể gây nhiệt miệng, nổi mụn, rát miệng, chán ăn. Do đó, muốn tận hưởng được nhiều lợi ích của quả dứa, các bạn nên tiêu thụ dứa một cách khoa học.
Để ăn dứa mà không bị nổi mụn, các bạn nên kiểm soát khẩu phần dứa. Mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 2 quả dứa.
Thời điểm tốt nhất để ăn dứa là sau bữa ăn chính 2 giờ. Không ăn dứa vào buổi tối để hạn chế chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Cách ăn dứa tốt nhất là ăn sống. Các bạn chọn dứa chín vừa, bỏ vỏ và mắt dứa, cắt miếng vừa ăn rồi ăn trực tiếp.
Có thể ép dứa lấy nước, bảo quản trong tủ lạnh từ 2-4 tiếng, uống hết trong 24 tiếng. Nên kiểm soát lượng đường cho vào dứa, tránh nạp quá nhiều đường.
Các bạn cũng có thể thêm dứa vào món salad để giúp món ăn thêm ngon miệng, đậm đà hơn.
Việc sử dụng dứa để nấu nướng có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng trong dứa. Tuy nhiên, về mùi vị của dứa cũng rất đáng để thử.
Dứa có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đó là khi chúng ta bổ sung dứa một cách khoa học. Khi ăn dứa, để đảm bảo sức khỏe, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
– Những người mắc bệnh tiểu đường, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn dứa. Dứa có chứa nhiều carbohydrate có thể làm lượng đường trong máu tăng cao.
– Không ăn dứa khi đói vì có thể gây hại cho dạ dày. Trong dứa có enzyme phân hủy mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
– Chọn quả dứa tươi, không bị dập nát. Ăn dứa bị hỏng có thể bị ngộ độc, nổi mề đay.
– Người có tiền sử bị dị ứng, mề đay, hen phế quản không nên ăn dứa.
– Nên bỏ phần lõi bên trong của dứa để giảm nguy cơ bị búi xơ ruột.
– Nên cắt bỏ phần mắt dứa, ngâm dứa với nước muối loãng trước khi ăn để không bị rát lưỡi khi ăn dứa
– Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ mới sinh không nên ăn dứa. Trong dứa có các thành phần gây co bóp cổ tử cung không tốt cho các đối tượng này.
Ăn dứa có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ chăm sóc da. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung dứa một cách khoa học. Nếu ăn dứa một cách tùy tiện có thể ảnh hưởng đến cơ thể và làm da nổi mụn nhiều hơn.
Hy vọng những thông tin về ăn dứa có bị nổi mụn không Khỏe đẹp là vàng chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ về lợi ích của dứa và cách ăn dứa đúng nhất. Đừng quên ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những tin tức sức khỏe, sắc đẹp mới nhất nhé.