Đậu phộng được dùng làm thực phẩm trong nấu nướng và pha chế đồ uống, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không ít người bị dị ứng với đậu phộng. Một số người lại lo lắng ăn đậu phộng có nổi mụn không, có gây hại gì cho da không? Bài viết sau đây Khỏe Đẹp Là Vàng sẽ làm rõ hơn về thực phẩm này.
Đậu phộng còn được gọi là lạc, được trồng khá phổ biến trên khắp đất nước. Đậu phộng được xếp vào cùng nhóm với thực phẩm họ đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu lăng. Cây đậu phộng có nguồn gốc từ Nam Mỹ như Brazil và Peru, là cây thân thảo, chiều cao từ 30-50cm. Lá cây mọc đối, kép hình lông chim. Hoa đậu phộng có màu vàng và điểm gân đỏ. Quả đậu phộng có kích thước khoảng 3-7cm, chứa 1-4 hạt.
Đậu phộng có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe:
– Chất béo: Đậu phộng được xếp vào nhóm hạt dầu. Đậu phộng thường được trồng để ép lấy dầu. Hàm lượng chất béo trong thực phẩm này chiếm từ 44-56%, ở dạng đơn và dạng không bão hòa.
– Protein: Hàm lượng protein trong đậu phộng chiếm từ 22-30%. Do đó, đậu phộng được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp protein hiệu quả. Tuy nhiên, protein trong đậu phộng là arachin và conarachin, có thể gây dị ứng cho 1 số người.
– Carb: Đậu phộng có hàm lượng carb khá thấp.
– Vitamin và khoáng chất: Đậu phộng cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất: folate (vitamin B9), mangan, vitamin E, thiamin (vitamin B1), vitamin B3, phốt pho, magiê, đồng, Biotin…
Bên cạnh đó, loại hạt này còn chứa các chất chống oxy hóa như axit p -coumaric, resveratrol, isoflavone,…
Ăn đậu phộng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn:
– Chăm sóc hệ tim mạch: Đậu phộng sẽ giảm khả năng mắc bệnh tim mạch nhờ chứa nhiều chất có lợi cho tim mạch như magie, đồng, axit oleic, niacin…
– Giảm cholesterol: Hàm lượng phytosterol dồi dào làm giảm khả năng hấp thu cholesterol của cơ thể, giảm nồng độ cholesterol trong máu.
– Ngăn ngừa ung thư: phytosterol loại beta-sitosterol trong dầu đậu phộng sẽ ức chế sự phát triển của các khối u, chống lại bệnh ung thư.
– Ngăn ngừa sỏi mật: Tiêu thụ đậu phộng khoa học sẽ giảm nguy cơ sỏi mật ở cả nam và nữ. Sỏi mật hình thành chủ yếu từ cholesterol. Việc giảm cholesterol trong đậu phộng sẽ góp phần giảm nguy cơ bị sỏi mật.
Thực tế, đậu phộng không phải là lựa chọn tuyệt vời cho những ai có cơ địa dễ nổi mụn, đang bị mụn tấn công vì các yếu tố sau đây:
Lectins được xem là 1 chất phản dinh dưỡng, không bị thủy phân khi ở trong dạ dày. Chất này giữ nguyên cấu trúc khi đi qua niêm mạc ruột và ruột. Nếu ăn nhiều đậu phộng, chất này sẽ gây ra các phản ứng viêm, hình thành mụn nhọt trên cơ thể.
Axit phytic trong đậu phộng cũng là một chất kháng dinh dưỡng, ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt, kẽm, canxi, mangan, magie, đồng… Đây đều là các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Do đó, ăn nhiều đậu phộng có thể khiến da xấu đi, nổi mụn và nhanh lão hóa
Đây cũng là một chất không có lợi cho cơ thể trong đậu phộng. Nó gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể mà biểu hiện chính là sự xuất hiện của mụn trên da.
Loại hormone này sẽ tăng sản xuất bã nhờn trên da, khiến da mọc mụn nhiều hơn.
Theo đông y, đậu phộng là thực phẩm có vị ngọt, tính nóng. Nếu ăn nhiều sẽ tăng nóng trong, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người có bệnh viêm khoang miệng, chảy máu cam, mụn nhọt, viêm lưỡi nên hạn chế ăn thực phẩm này.
Để ăn đậu phộng mà không bị nổi mụn, các bạn có thể áp dụng những bí quyết sau:
– Chỉ nên ăn tối đa 30g đậu phộng mỗi ngày.
– Nên chế biến kỹ trước khi ăn.
– Nên kết hợp đậu phộng với các thực phẩm có tính mát, tốt cho da để làm giảm tác động tiêu cực của đậu phộng đối với da.
– Không ăn đậu phộng theo hình thức tẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường.
Đậu phộng có mùi thơm và vị béo rất vừa miệng. Dùng đậu phộng để làm sữa vừa mang đến hương vị độc đáo, dễ uống, vừa có lợi cho sức khỏe và làn da.
Bơ đậu phộng thường được dùng để ăn cùng bánh mì, làm bánh, chế biến nước ép, súp… Thưởng thức bơ đậu phộng, các bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, béo ngậy của đậu phộng và đặc biệt là không lo bị mụn.
Món kem bơ không có đậu phộng sẽ không thể tạo nên hương vị quyến rũ vốn có. Rắc thêm 1 ít đậu phộng rang lên ly kem bơ vừa giúp món kem thêm bắt mắt vừa tăng thêm hương vị.
Không cần sườn hay thịt, chỉ với đậu phộng và bí đỏ, chúng ta đã có được 1 món ăn vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe. Với những người theo đuổi chế độ ăn thuần thực vật, không nên bỏ qua món canh bổ dưỡng này.
Thay vì nấu mỗi gạo nếp hoặc nấu gạo nếp với đậu xanh như truyền thống, các bạn có thể kết hợp đậu phộng và gạo nếp để làm nên món xôi đậu phộng. Cách nấu loại xôi này rất đơn giản nhưng hương vị lại không thể chê vào đâu được.
Các món nộm, salad thường được bổ sung thêm đậu phộng. Nó vừa có công dụng trang trí vừa giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Thưởng thức đậu phộng theo cách này không phải lo bị mụn.
Dù được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhiều đậu phộng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng nếu bạn muốn bổ sung đậu phộng:
– Người đã cắt bỏ túi mật không nên ăn đậu phộng.
– Người bị bệnh gout nếu ăn đậu phộng nhiều có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
– Nếu đang bị viêm loét dạ dày mãn tính, không nên ăn quá nhiều đậu phộng trong 1 lần. Cần chia làm nhiều bữa, mỗi bữa một lượng ít.
– Một số người bị dị ứng đậu phộng. Các bạn nên ăn một lượng nhỏ trong lần đầu tiên, theo dõi phản ứng của cơ thể để nhận biết mình có bị dị ứng với thực phẩm này hay không.
– Chọn mua đậu phộng uy tín, không bị mốc, ẩm hay có mùi lạ, vị lạ.
– Không ăn đậu phộng sống.
– Không ăn đậu phộng đã mọc mầm
Không chỉ giải đáp ăn đậu phộng có bị nổi mụn không, khỏe đẹp là vàng đã giới thiệu chi tiết các thông tin về thực phẩm này cho các bạn. Ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật những tin tức sức khỏe, làm đẹp mới nhất nhé.