Mụn là một vấn đề cơ bản của da, có thể mọc lên bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trong đó, mụn ở trán là dạng mụn xuất hiện phổ biến nhất, gây mất thẩm mỹ gương mặt và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe da. Để trị mụn ở trán, bạn cần hiểu rõ về cơ chế và tình trạng mụn và áp dụng đúng phương pháp phù hợp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các sản phẩm trị mụn trán có sẵn trong tự nhiên, giúp bạn loại bỏ mụn ngay tại nhà.
Mụn ở trán là các vết mụn xuất hiện ở vùng trán. Đây là tình trạng mụn phổ biến ở da, có thể phát triển nặng hay nhẹ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây mụn, phương pháp chăm sóc cũng như cơ địa da của mỗi người. Mụn ở trán thường không nặng nhưng lại khiến gương mặt có nhiều khuyết điểm, sụt giảm tính thẩm mỹ cũng như khiến bạn tự ti hơn.
Mụn ở trán có thể xuất hiện thành từng cụm hoặc mọc riêng lẻ. Mụn có thể là những nốt li ti hoặc vết mụn to, có nhân mủ… Mụn gây ngứa hoặc không tùy vào tình trạng mỗi người, một số trường hợp mụn gây đỏ hoặc sưng trán, một số khác thì không. Do đó, bạn cần luôn theo dõi trạng thái da để kịp thời nhận biết mụn ở trán và xử lý sớm để nhanh chóng đưa da mịn màng trở lại.
Có nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc ở trán, hãy thử xem bạn có đang gặp phải các vấn đề nào dưới đây không nhé:
Da quá nhiều dầu
Làn da dầu là điều kiện thuận lợi để mụn phát triển. Sở dĩ do bã nhờn quá nhiều khiến lỗ chân lông tắc nghẽn – nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn. Những bạn sở hữu làn da thiên dầu cũng sẽ dễ mọc mụn ở trán hơn nếu không biết cách kiềm dầu hợp lý.
Thay đổi hormone
Tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là khoảng thời gian cơ thể bị rối loạn hormone. Ngoài ra, cơ thể stress, căng thẳng kéo dài cũng khiến hormone thay đổi theo chiều tiêu cực. Sự thay đổi hormone đột ngột là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn trên trán.
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Chế độ ăn cay nóng khiến gan tích tụ độc tố, rối loạn hệ tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng hormone. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, da không được nuôi dưỡng đầy đủ dễ bị tổn thương, đặc biệt là nổi mụn.
Thói quen chăm sóc da
Thói quen ít chăm sóc da, vệ sinh da không đúng cách cũng dễ nổi mụn ở trán hơn bình thường. Hoặc việc sử dụng mỹ phẩm, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng là nguyên nhân da bị tổn thương, dẫn đến mụn xuất hiện ở trán và nhiều vị trí khác trên khuôn mặt.
Kiểu tóc
Những bạn để tóc mái thường xuyên khiến da bị cọ xát lâu ngày gây mụn. Đặc biệt, khi tóc dính bụi bẩn, các vi khuẩn này cũng dễ lây sang da trán khiến da phản ứng bằng cách nổi mụn. Một số loại dầu gội, dầu xả hay sản phẩm chăm sóc tóc khác cũng có thể khiến da bị kích ứng gây ra mụn.
Mụn có thể hình thành trên trán ở nhiều dạng khác nhau như mụn cám, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn trứng cá… Tùy vào tình trạng mụn và loại mụn mà bạn cũng cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng loại bỏ mụn. Trên thực tế, mụn cám là loại mụn phổ biến nhất trên trán.
Mụn có thể loại bỏ nếu bạn điều trị sớm, đúng cách và kiên trì. Tình trạng nặng – nhẹ của mụn, cơ địa da, phương pháp điều trị mà bạn áp dụng, loại mụn… là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trị mụn ở trán. Thông thường, chỉ khi mụn phát triển quá nặng và các giải pháp trị mụn tự nhiên không “cứu vãn” được thì bạn mới cần tìm đến các cơ sở da liễu để được thăm khám và chữa trị.
Mật ong là sản phẩm trị mụn quen thuộc của nhiều chị em phụ nữ bởi chúng có tính kháng viêm cao, giúp bạn ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn gây mụn. Vitamin C trong mật ong cùng hàm lượng các chất chống oxy hóa cũng mang đến tác dụng làm sạch da, cấp ẩm, làm dịu da và sáng da trông thấy. Đối với mụn trên trán, bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị như sau:
– Trộn 1 thìa mật ong nguyên chất với nước cốt ⅓ quả chanh tươi.
– Thoa đều hỗn hợp này lên trên vùng trán đang có mụn.
– Có thể massage nhẹ nhàng 30 giây – 1 phút hoặc bạn để yên hỗn hợp trên trán trong 5 – 10 phút rồi rửa sạch.
Không quá xa lạ khi bạn chọn trị mụn bằng nha đam bởi nha đam chứa các thành phần kháng viêm, làm sạch và dịu da đáng kể. Sử dụng nha đam trên da mụn giúp vùng da này thanh mát, dưỡng ẩm để vừa loại bỏ mụn, vừa chăm sóc da khỏe mạnh. Để trị mụn ở trán bằng nha đam, bạn thực hiện theo các bước sau:
– Lấy 1 hoặc ½ nhánh nha đam tươi mọng, bỏ phần vỏ và chỉ giữ lại gel nha đam bên trong.
– Bạn ngâm gel nha đam trong nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước lạnh để rửa đi lớp nhớt bên ngoài.
– Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da trán hoặc xay nhuyễn nha đam rồi đắp lên da.
– Thư giãn 20 – 30 phút rồi rửa sạch da.
Curcumin trong nghệ là một hoạt chất chống viêm cực kỳ hữu hiệu cho da mụn. Khi thoa nghệ lên da, cồi mụn nhanh chóng se và đẩy cồi ra khỏi bề mặt da. Nghệ cũng giúp giảm sưng mụn, mờ vết thâm, sẹo mụn và dưỡng trắng da. Bạn dễ dàng tìm thấy một sản phẩm trị mụn có thành phần của nghệ. Để trị mụn bằng nghệ tại nhà, bạn có thể áp dụng cách làm sau:
– Trộn tinh bột nghệ và sữa tươi không đường theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3 để thu được hỗn hợp đặc mịn.
– Thoa hỗn hợp này lên da trán đang có mụn rồi để khô tự nhiên.
– Sau 20 phút, bạn rửa sạch mặt bằng nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước mát để vừa làm sạch nghệ, vừa thu nhỏ lỗ chân lông.
Omega-3, vitamin E, lipid… trong dầu dừa có tác dụng rút ngắn thời gian phục hồi da. Đây là một cách trị mụn và dưỡng da mụn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho vùng da ở trán. Bạn lấy một lượng dầu dừa vừa đủ để massage vùng da mụn ở trán, hoặc trước khi massage làm ấm dầu dừa để tăng khả năng thẩm thấu vào da.
Chanh tươi chứa rất nhiều vitamin C – một loại vitamin giúp nuôi dưỡng da chắc khỏe, mịn màng. Vitamin C cũng giúp giảm độ thâm hay sẹo mụn đáng kể, giúp vùng da mụn ở trán mịn màng, tươi sáng hơn. Axit citric có trong chanh sẽ giúp làm sạch da, giảm kích ứng mụn, nhanh chóng tiêu viêm vết mụn. Bạn lấy nước cốt ½ quả chanh tươi hoặc có thể pha với một ít nước lọc để làm loãng nồng độ axit, giúp trị mụn da và cũng giảm kích ứng trên da.
Sử dụng chanh tươi trị mụn trán bằng cách nhúng bông tẩy trang vào nước cốt chanh và đắp lên trán. Hoặc bạn dùng tay sạch để thoa nước chanh lên trán rồi massage thật nhẹ. Thời gian thực hiện chỉ nên diễn ra trong khoảng 5 phút vì chanh có axit, nếu dùng lâu có thể gây kích ứng khiến da bị châm chích.
Kem đánh răng cũng có thể tận dụng làm một nguyên liệu trị mụn bởi đặc tính diệt khuẩn. Hydrogen peroxide, cồn, baking soda… có trong kem đánh răng cũng hỗ trợ se cồi mụn nhanh chóng. Những bạn có mụn cám, mụn đầu đen trên da trán nên áp dụng phương pháp này để loại bỏ mụn nhanh chóng. Bạn dùng tăm bông chấm một lượng nhỏ kem đánh răng để thoa lên da trán, để yên 20 phút rồi rửa sạch mặt là được.
Rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng bột yến mạch trên da như một sản phẩm tẩy tế bào chết, dưỡng da sáng mịn. Bột yến mạch cũng điều tiết dầu nhờn trên da, giúp những bạn có làn da thiên dầu có thể kiểm soát bã nhờn, tránh gây mụn trở lại. Công thức pha trộn bột yến mạch cho mục đích trị mụn như sau:
– Trộn 2 thìa bột yến mạch, 1 thìa nước cốt chanh và 1 – 2 thìa nước ấm đến khi thu được hỗn hợp dạng sệt.
– Vệ sinh vùng da trán rồi đắp hỗn hợp này lên da.
– Thư giãn trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước mát.
Rau má chứa một lượng saponin giúp điều trị, làm lành vết thương, tái tạo da nhanh chóng. Đồng thời triterpenoids trong rau má cũng hỗ trợ làm mờ vết thâm mụn, giúp vùng da mụn trở nên sáng hơn, đều màu da nhanh chóng. Sử dụng rau má không chỉ trị mụn, mà còn giữ ẩm và chăm sóc làn da khỏe mạnh hơn. Cách trị mụn ở trán bằng rau má như sau:
– Rửa sạch một nắm lá rau má tươi, cho vào máy xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nát.
– Đắp rau má đã xay lên trên trán rồi để yên khoảng 15 – 20 phút.
– Gỡ bỏ rau má rồi rửa sạch mặt.
Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào có trong bột trà xanh giúp phục hồi da bị tổn thương do mụn. Trà xanh cũng chứa các loại tinh chất trị mụn, giúp da khỏe hơn, cải thiện cấu trúc da cho da săn chắc, đàn hồi tốt hơn. Bạn chuẩn bị 2 thìa bột trà xanh, pha cùng nước ấm đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt. Bạn đắp mặt nạ bột trà xanh lên da trán, để bột khô trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt là được.
Dưa leo có tính mát, hàm lượng nước dồi dào giúp da được cấp ẩm tuyệt vời. Dưa leo cũng hỗ trợ làm dịu da mụn, giảm các triệu chứng sưng viêm do mụn. Có 2 cách để đắp mặt nạ dưa leo cho da mụn ở trán như sau:
– Rửa sạch dưa leo, cắt thành từng khoanh mỏng và đắp lên trán trong 20 phút, lưu ý cứ mỗi 5 phút thay một lớp dưa leo mới.
– Rửa sạch dưa leo, gọt bỏ vỏ và cho vào máy xay nhuyễn, sau đó đắp lên trán thư giãn khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
– Lựa chọn sản phẩm trị mụn phù hợp với da và tình trạng da mụn hiện tại.
– Không đắp mặt nạ cho trán khi các vết mụn tồn tại ở dạng vết thương hở.
– Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ, trước khi đắp mặt nạ rửa bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông cho dưỡng chất thẩm thấu dễ dàng, sau khi đắp mặt nạ rửa bằng nước mát để thu nhỏ chân lông.
– Để trán được thông thoáng, tránh bị cọ xát bởi tóc, mũ, nón… quá thường xuyên.
– Sử dụng sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm phù hợp với da mụn.
– Ăn uống khoa học, tránh các món ăn cay nóng, chất kích thích, đồ ăn quá ngọt, ưu tiên trái cây, rau củ.
– Bổ sung đủ nước mỗi ngày để da được dưỡng ẩm, hỗ trợ trị mụn thuận lợi.
– Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng khiến mụn có điều kiện xuất hiện.
– Không tự ý đưa tay lên da mụn để tránh nhiễm trùng hoặc lây lan mụn sang các vùng lân cận.
Làm sạch da
Đây là công đoạn chăm sóc quan trọng ngay cả khi da có mụn hoặc không. Việc vệ sinh da sạch sẽ giúp bụi bẩn, vi khuẩn không có điều kiện hoạt động khiến tình trạng mụn nặng hơn, đồng thời cũng hỗ trợ các phương pháp trị mụn đạt hiệu quả. Bạn nên tẩy trang, rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt cho da mụn mỗi ngày và tẩy tế bào chết định kỳ 2 lần/tuần.
Cung cấp thêm độ ẩm cho da
Sau bước làm sạch da, hãy tiếp tục các bước dưỡng da khác như toner, mặt nạ trị mụn, serum, dưỡng ẩm… Bước chăm sóc này giúp da được cấp ẩm đầy đủ, hỗ trợ cải thiện cấu trúc da, tránh để mụn nặng hơn.
Giữ nang lông thông thoáng
Lỗ chân lông bị tắc nghẽn là nguyên nhân chủ yếu gây mụn. Hãy chủ động giữ nang lông thông thoáng, bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Trong quá trình trị mụn trán, bạn nên sử dụng kem chống nắng hoặc che chắn da cẩn thận khi ra đường vào ban ngày, tránh để da chịu tác động tiêu cực từ tia UV.
Tùy vào cơ địa da, loại mụn ở trán mà vết thâm sau mụn có thể xuất hiện hay không. Trường hợp bạn chăm sóc da mụn không đúng cách, ăn uống thiếu khoa học, vết thương mụn có thể sẽ trở thành vết thâm, nặng hơn là để lại sẹo. Do đó, trong quá trình trị mụn, cần đồng thời chăm sóc da để tránh thâm da sau mụn hoặc làm mờ vết thâm nhanh chóng.
Mụn có thể bị sưng đỏ vì nhiều lý do như mụn trở nặng, cơ địa da nhạy cảm, vết mụn bị viêm nhiễm… Nếu mụn bị sưng đỏ, bạn cần làm dịu mụn với các sản phẩm làm mát da, có tác dụng cấp nước cho da. Sau đó, nhanh chóng làm xẹp mụn với các nguyên liệu có đặc tính kháng viêm, se cồi mụn và se khít lỗ chân lông.
Để hạn chế mụn ở trán, bạn cần áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:
– Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, luôn tẩy trang và rửa sữa rửa mặt để làm sạch bụi bẩn.
– Uống đủ nước để cung cấp cho da một độ ẩm nhất định.
– Ăn nhiều rau củ, trái cây để cấp nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho da.
– Hạn chế đồ ăn quá ngọt, món ăn nhiều dầu mỡ, các loại chất kích thích…
– Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, cố gắng giữ tinh thần ổn định.
– Để tóc gọn gàng, tránh cọ xát vùng trán quá thường xuyên.
Tình trạng mụn ở trán khiến bạn mất tự tin do tính thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng. Để giải quyết triệt để mụn trên trán, bạn có thể áp dụng các bí quyết chăm sóc với sản phẩm tự nhiên mà chúng tôi vừa chia sẻ. Tùy vào loại da và tình trạng da hiện tại mà bạn lựa chọn giải pháp đảm bảo an toàn, phù hợp với da nhé.