icon-tuvan

#10 cách trị mụn cóc hiệu quả bất ngờ nên tham khảo qua

author  |  Th4 24, 2024
Rate this post

Có nhiều loại mụn khác nhau có thể xuất hiện trên da, trong đó có mụn cóc. Mặc dù mụn cóc không phải tình trạng quá phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau và xuất hiện ở nhiều vị trí da trên cơ thể. Tùy vào tình trạng mụn mà bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau cho phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm mụn cóc và các cách trị mụn cóc có thể thực hiện ngay tại nhà.

Làm thế nào để điều trị dứt điểm mụn cóc?

Làm thế nào để điều trị dứt điểm mụn cóc?

Mụn cóc là mụn gì?

Mụn cóc là một loại bệnh lý của da do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Cả nam và nữ đều có thể xuất hiện loại mụn này. Mụn thường không quá tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên mụn cóc có tính chất lây lan nên cần điều trị để tránh viêm nhiễm da cũng như lây sang các vùng da khác hoặc lây cho người khác.

Mụn cóc có đặc điểm gì?

Mụn cóc có đặc điểm nổi hẳn lên bề mặt da, bề mặt mụn sần sùi, thô ráp, sờ vào thấy cứng. Bạn có thể bị đau khi sờ mạnh hoặc bóp vào nốt mụn. Mụn cóc cũng có thể vỡ ra khiến phần dịch/mủ bên trong chảy ra, gây đau rát, khó chịu, cần có giải pháp điều trị để tránh lây lan sang các vùng da lân cận.

Nguyên nhân bị nổi mụn cóc

Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên mụn cóc, lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, đôi khi có thể là những tổn thương da. Nếu bạn đã có mụn cóc, hãy thử xem bạn có đang gặp phải các vấn đề sau đây không:

– Việc cọ xát với phần da có mụn cóc của người khác có thể khiến mụn lây sang bạn.

– Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, giày dép…

– Da bị tổn thương tạo thành các vết thương hở, khiến virus dễ dàng xâm nhập và gây mụn.

Mụn cóc có những loại nào?

Có 4 loại mụn cóc phổ biến:

– Mụn cóc thông thường: Đây là dạng mụn cóc phổ biến nhất, có màu xám đen, sầu sùi và nổi hẳn lên trên bề mặt da. Mụn mọc ở trên tay, chân, quanh móng, xuất hiện khi có sự xâm nhập của vi khuẩn qua các vết thương hở. Kích thước mụn chủ yếu là 1 – 2mm.

– Mụn cóc phẳng: Mụn nhỏ, dạng nhẵn, có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Mụn dễ lây lan và đôi khi mọc theo từng mảng dài hoặc chồng lên nhau.

– Mụn cóc lòng bàn chân: Mụn mọc ở lòng bàn chân, gây đau nhức và khó khăn trong việc đi lại. Mụn dễ vỡ do tiếp xúc nhiều mỗi lần di chuyển.

– Mụn cóc sinh dục: Mụn mọc ở bộ phận sinh dục, là biểu hiện của bệnh sùi mào gà, lâu lan qua đường quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con khi sinh đẻ.

Mụn cóc có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể

Mụn cóc có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể

Dấu hiệu nhận biết đó là mụn cóc

Mụn cóc được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm y khoa, hoặc bạn cũng có thể xác nhận mụn cóc thông qua một số dấu hiệu:

– Nốt mụn ẩn dưới da (thường ở vị trí lòng bàn chân), viền da xung quanh trở nên dày, bề mặt mụn có gai.

– Nốt mụn nổi hẳn lên trên da, bề mặt thô ráp, sần sùi, cứng chắc.

– Nốt mụn nổi lên trên bề mặt da, ít sần sùi nhưng mọc thành từng mảng.

Mụn cóc thường nổi ở đâu?

Mụn cóc có thể nổi ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể chúng ta như mặt, cổ, mông, tay, chân, lưng… Thông thường, mụn cóc sẽ xuất hiện ở tay và chân với các vị trí bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, cẳng tay, cẳng chân. Với mỗi vị trí xuất hiện, mụn cóc có thể có hình dáng khác nhau và cũng cần áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.

Bị mụn cóc có sao không?

Phần lớn mụn cóc là vô hại, tuy nhiên bạn nên tìm đến bác sĩ để được can thiệp điều trị nếu kèm theo các triệu chứng sau:

– Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục – là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm.

– Đau nhức dài ngày, chảy máu ở nốt mụn.

– Mụn bị thay đổi hình dáng.

– Mụn lây lan sang các vùng da lân cận hoặc trên các bộ phận khác của cơ thể.

– Mụn xuất hiện trở lại sau khi đã được loại bỏ.

Mụn có có dễ trị hay không?

Mụn cóc là dạng mụn tương đối nặng, cần kiên trì chữa trị để loại bỏ dứt điểm. Mụn có tính chất lây lan, có dịch mủ và do virus gây ra nên cần chọn đúng sản phẩm điều trị để có kết quả như mong muốn. Tùy vào tình trạng mụn, loại mụn cóc, cơ địa da của mỗi người mà bạn linh hoạt chọn phương pháp chữa trị phù hợp.

Vị trí mọc mụn, dạng mụn, tình trạng mụn cóc quyết định phương pháp điều trị

Vị trí mọc mụn, dạng mụn, tình trạng mụn cóc quyết định phương pháp điều trị

Cách trị mụn cóc nào hiệu quả

Trị mụn cóc bằng tỏi

Allicin trong tỏi có tính chất kháng nấm, kháng khuẩn, giúp tiêu diệt virus HPV gây mụn cóc. Nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Cách làm cũng đơn giản, bạn chỉ giã tỏi dập ra, dùng nước tỏi sau khi giã để thoa lên vùng da có mụn cóc. Bạn để khô tự nhiên trên da trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi rửa sạch da bằng nước ấm.

Trị mụn cóc bằng giấm táo

Axit lactic và axit malic trong giấm táo có tác dụng làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da, trong đó có HPV. Sử dụng giấm táo để massage da giúp mài mòn mụn, nhanh chóng loại bỏ mụn ra khỏi về mặt da. Tùy vào số lượng mụn mà bạn sử dụng liều lượng giấm vừa phải, tránh sử dụng quá nhiều khiến da bị kích ứng. Mỗi lần trị mụn bằng giấm táo có thể diễn ra trong 30 phút, sau thời gian này bạn rửa sạch da.

Trị mụn cóc bằng chuối

Trong vỏ chuối chứa thành phần vitamin và khoáng chất đa dạng như vitamin B6, B12, C, kali, magie… giúp nuôi dưỡng da. Vỏ chuối khi sử dụng trên da có khả năng hạn chế tình trạng viêm nhiễm, ức chế hoạt động cũng như sự sinh sôi của các loại vi khuẩn, virus, nấm… Để trị mụn cóc, bạn lột vỏ chuối và dùng mặt trong của vỏ chà nhẹ lên vùng da có mụn cóc. Sau 1 – 2 phút chà vỏ chuối, bạn để da thư giãn trong khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch.

Dùng vỏ chuối chà xát nhẹ giúp trị mụn cóc hiệu quả

Dùng vỏ chuối chà xát nhẹ giúp trị mụn cóc hiệu quả

Trị mụn cóc bằng nước nóng

Nước nóng giúp làm mềm mụn cóc và cũng hỗ trợ tiêu diệt virus HPV gây mụn. Bạn ngâm vùng da có mụn cóc trong nước nóng (nhiệt độ da có thể chịu được) hoặc pha thêm một chút giấm hoặc muối. Cách làm này vừa giúp trị mụn, vừa làm dịu da giúp da nhanh chóng phục hồi. Mỗi lần ngâm da mụn bằng nước nóng nên diễn ra khoảng 15 – 20 phút, hoặc đến khi nước nguội.

Trị mụn cóc bằng lá tía tô

Lá tía tô có tính kháng khuẩn chống viêm, thúc đẩy trao đổi chất tế bào da, giúp da sạch và nhanh chóng làm khô cồi mụn cóc. Với cách làm này, bạn có thể đắp trong khoảng 1 tiếng hoặc đắp qua đêm đều được. Quy trình đơn giản, bạn lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, mang giã nát rồi đắp lên da có mụn cóc. Bạn dùng thêm một miếng vải mỏng sạch hoặc gạc y tế để băng cố định lá tía tô trên mụn. Sau thời gian đắp bạn rửa sạch với nước mát để làm dịu da.

Trị mụn cóc bằng nha đam

Nha đam là nguyên liệu trị mụn quen thuộc tại nhà được nhiều người ưa chuộng. Sở dĩ do nha đam có tính kháng khuẩn, chống viêm, có thể tận dụng để tiêu diệt virus HPV gây mụn cóc. Nha đam cũng làm mát da, giúp phần da mụn dịu hơn để nhanh chóng phục hồi. Để sử dụng nha đam trị mụn cóc, bạn lột vỏ nhánh nha đam tươi, lấy phần gel bên trong ngâm trong nước muối loãng và tiếp tục rửa lại bằng nước sạch cho bớt nhớt.

Bạn có thể dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vết mụn, sau đó để khô tự nhiên trong khoảng 30 – 45 phút. Với cách thoa nha đam này, bạn có thể để khô qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Hoặc bạn xay nhuyễn gel nha đam và đắp lên vùng da có mụn cóc, sau khoảng 30 – 45 phút thì rửa sạch.

Nha đam giúp làm dịu mụn cóc và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn

Nha đam giúp làm dịu mụn cóc và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn

Trị mụn cóc bằng laser

Phương pháp này can thiệp thiết bị y tế – cụ thể là laser để đốt hủy mụn cóc. Tia laser mang theo năng lượng cao sẽ đốt các nốt mụn để nhanh chóng loại bỏ mụn. Sau khi đốt laser bạn cần bôi thuốc hoặc kem làm dịu, chống viêm… để hồi phục da sau mụn. Phương pháp này cần kỹ thuật viên có kỹ thuật cao để hạn chế tình trạng chảy máu trong lúc đốt mụn cóc.

Trị mụn cóc bằng phương pháp áp lạnh

Áp lạnh là phương pháp trị mụn cóc bằng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Nitơ này dùng để áp vào phần mụn cóc nhằm phá hủy các thương tổn mà mụn cóc gây nên. Tuy nhiên, sử dụng nitơ lỏng có thể khiến vùng da mụn bị phồng rộp, sưng lên gây đau đớn và đôi khi để lại sẹo. Nhìn chung, phương pháp áp lạnh có hiệu quả trong việc loại bỏ mụn cóc và ít để lại tai biến.

Trị mụn cóc bằng kem trị mụn

Bạn cũng có thể mua kem trị mụn cóc ở các hiệu thuốc, hoặc thông qua tư vấn của chuyên gia da liễu để tìm được loại thuốc bôi để loại bỏ mụn cóc. Những loại thuốc này thường chứa các thành phần như Tretinoin, Acid Salicylic, Imiquimod… nhằm làm mỏng lớp da dày thường thấy ở bề mặt mụn cóc. Sử dụng kem/thuốc bôi trị mụn cóc có thể phá hủy mụn dần dần, tuy nhiên có thể vô tình gây tổn thương cho vùng da xung quanh nếu bạn bôi quá ra bên ngoài với liều lượng thuốc không hợp lý.

Trị mụn cóc bằng cách phẫu thuật

Trường hợp mụn cóc quá to, được chẩn đoán nặng, bác sĩ da liễu sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật. Đây là một dạng tiểu phẫu giúp bạn loại bỏ mụn ngay tức thì, nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật bạn cần sử dụng thuốc, giữ gìn da cẩn thận vì vết mụn sau khi loại bỏ dễ để lại sẹo, chảy máu hoặc dị ứng thuốc.

Can thiệp thiết bị y tế để điều trị mụn cóc

Can thiệp thiết bị y tế để điều trị mụn cóc

Trị mụn cóc cần lưu ý những gì?

– Không tự ý cạy, nặn hoặc chà xát nốt mụn cóc.

– Không dùng tay sờ nắn mụn hoặc sử dụng bất cứ đồ vật nào để chạm vào vết mụn.

– Trường hợp bạn bị tiểu đường và có mụn cóc ở lòng bàn chân, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể và tư vấn chính xác. Bởi người bị bệnh tiểu đường có khả năng bị mất cảm giác khu vực bàn chân, khi chữa trị mụn cóc tại vị trí này có thể khiến mình bị thương.

– Những vị trí mụn cóc ở mặt, bộ phận sinh dục, miệng, lỗ mũi… khá nhạy cảm, bạn nên đến cơ sở điều trị da liễu để giải quyết.

– Không gãi mụn khiến chúng bị trầy xước, không cắn móng tay nếu mụn cóc ở gần ngón tay.

Cách ngăn ngừa bị mụn hiệu quả

Để giảm nguy cơ bị mụn cóc, bạn nên áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày như sau:

– Không sử dụng chung các loại vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, tất/vớ, giày… với người khác.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn tắm rửa mỗi ngày.

– Rửa sạch tay nếu chẳng may chạm vào mụn cóc của người khác.

– Tiêm vắc-xin phòng virus HPV.

Trị mụn cóc và các câu hỏi liên quan

Mụn cóc có tự hết được hay không?

Mụn cóc loại nhẹ, nhỏ, mọc ở các vị trí đơn thuần như tay, chân… có thể tự hết sau một thời gian dài. Chuyên gia da liễu khuyên bạn nên tự tìm cách điều trị mụn cóc để rút ngắn thời gian biến mất hoàn toàn của mụn. Mặt khác, mụn cóc có tính chất lây lan, nếu không tự chữa sớm thì mụn có thể lan sang các vùng da lân cận.

Mụn cóc khi hết có để lại thâm không?

Vết thâm sau mụn cóc có thể xuất hiện hay không tùy vào cơ địa da mỗi người. Một số người sau khi loại bỏ mụn cóc thì hồi phục da mịn màng nhanh chóng. Trong khi một số trường hợp có thể bị thâm sẹo sau khi mụn biến mất. Bạn nên kết hợp sử dụng các nguyên liệu dưỡng da giúp làm mờ vết thâm như nghệ, chanh, mật ong… hoặc thoa kem trị thâm để da sớm sáng mịn trở lại.

Mụn cóc có lây hay không?

Mụn cóc là một loại mụn có tính chất lây lan cao, kể cả lây sang vùng da khác hoặc lây từ người này sang người khác. Do đó, khi bị mụn cóc, bạn cần hết sức cẩn thận giữ gìn vệ sinh để tránh lan rộng sang các vị trí khác trên cơ thể. Bạn cũng không nên tiếp xúc gần, dùng chung đồ hay chạm vào mụn cóc của người khác.

Mụn cóc có tự rụng hay không?

Trên thực tế, một số loại mụn cóc có thể tự rụng, tuy nhiên thời gian rụng và khỏi hẳn khá lâu trong vài tháng hoặc thậm chí 1 – 2 năm. Bạn không nên chờ mụn cóc tự rụng để tránh các vấn đề tiêu cực có thể xảy ra trong thời gian này như lây lan, tình trạng nặng thêm, lở loét…

Luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ để ngăn ngừa mụn cóc

Luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ để ngăn ngừa mụn cóc

Điều trị mụn cóc cần sự kiên trì và áp dụng đúng cách, đều đặn trong một thời gian nhất định. Mụn cóc nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm, do đó nếu nhận biết mụn cóc, bạn hãy tìm cách điều trị ngay từ sớm nhé. Đừng quên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa mụn cóc cũng như phòng tránh lây lan mụn.

sua-nubest-tall-6-trong-1