Nhiều bà bầu rất thèm các món ốc, nhưng chần chừ, chưa dám ăn vì băn khoăn bà bầu có ăn ốc được không? Nếu ăn có gây hại gì cho em bé không. Vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi khá nhiều, người bảo được, người lại can ngăn. Khỏe đẹp là vàng đã tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn để giải đáp thắc mắc này cho chị em. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Ốc là thực phẩm phổ biến tại Việt Nam, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, hương vị độc đáo. Ngoài sở hữu hương vị ngon “hết nước chấm”, ốc còn có giá trị dinh dưỡng đa dạng, dồi dào khiến nhiều người bất ngờ.
Ốc chứa nhiều magie, selen, vitamin A, phốt pho. Tìm hiểu chi tiết giá trị dinh dưỡng của ốc nhé:
Magie
Theo ghi nhận từ các chuyên gia, 85g ốc cung cấp cho cơ thể khoảng 212mg Magie, tương đương 68% lượng Magie khuyến nghị mỗi ngày cho nữ giới và khoảng 53% đối với nam giới. Trong cơ thể, magie có chức năng chuyển hóa năng lượng, chăm sóc xương và răng chắc khỏe, điều hòa các vi khoáng quan trọng như vitamin D, kali, kẽm, magie…
Selen
Khi ăn 85g ốc, cơ thể có thể nhận được khoảng 23.3mcg selen, chiếm khoảng 42% nhu cầu cần thiết mỗi ngày. Selen tham gia vào thành phần của enzyme selenoprotein sẽ hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, ức chế gốc tự do gây hại cho AND.
Vitamin E
Nhiều chuyên gia sức khỏe đánh giá, ốc là thực phẩm bổ sung vitamin E dồi dào cho cơ thể. Mỗi khẩu phần 85g ốc cung cấp 28% nhu cầu vitamin E hằng ngày, tương đương 4.25mcg. Vitamin E tham gia chuyển hóa vitamin K, tổng hợp hồng cầu, bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do. Bổ sung đủ nhu cầu vitamin E sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường, ung thư, tim mạch, Alzheimer, thoái hóa điểm vàng…
Phốt pho
Ốc là nguồn bổ sung phốt pho dồi dào. 85g ốc chứa khoảng 231mg Phốt pho, đáp ứng 33% nhu cầu Phốt pho khuyến nghị. Khoáng chất này cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, duy trì mật độ xương, điều hòa i-ốt, kẽm. Ngoài ra, nó còn tham gia sản xuất ADN và ARN.
Ốc cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là protein, canxi, vitamin E, vitamin nhóm B, vitamin A… nguồn dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ các chức năng, hoạt động của cơ thể.
Theo Đông Y, ốc thuộc nhóm thực phẩm có khả năng thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu viêm… sẽ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chảy máu cam, trĩ, táo bón…
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng thịt ốc. Chỉ nên ăn với lượng vừa phải, chế biến hợp vệ sinh, sạch và an toàn.
Ốc là món ăn yêu thích của nhiều chị em. Vào những ngày se lạnh, mưa phùn, được cùng bạn bè trò chuyện, thưởng thức các món ốc nóng hổi thì còn gì tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, khi mang thai, thói quen ăn ốc liệu có còn phù hợp, bà bầu ăn ốc được không?
Dân gian thường truyền miệng bà bầu không nên ăn ốc. Nếu ăn, em bé sinh ra có thể bị chảy nước dãi, chậm nói. Điều này đã được lưu truyền từ xa xưa, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh là đúng.
Trong khi đó, xét về dinh dưỡng, thịt ốc có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng, khá tốt đối với bà bầu. Hầu như ốc không chứa thành phần nào sẽ gây hại cho thai nhi hay cơ thể mẹ bầu. Do đó, Khỏe đẹp là vàng không khuyến khích mẹ bầu ngừng ăn ốc khi mang thai. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên ăn ốc hợp lý, tránh ăn quá nhiều.
Ốc hương có thể cung cấp cho cơ thể mẹ bầu nguồn dinh dưỡng dồi dào gồm sắt, canxi, phốt pho, đạm, các vitamin như A, B, D… Dinh dưỡng trong ốc hương rất tốt cho sự phát triển của não bộ thai nhi, giúp em bé phát triển cân nặng tốt, mẹ bầu có sức khỏe ổn định. Cách làm món ốc hương hấp sả cũng khá đơn giản:
Làm sạch ốc, cho sả đập dập và ớt thái lát vào, hấp trong 10 phút.
Món này ăn kèm với muối tiêu chanh đơn giản nhưng rất vừa miệng.
Thịt ốc móng tay ngọt, giòn, béo. Loại ốc này chứa nhiều omega-3, vitamin B12, protein, sắt… rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của em bé. Trong các món từ ốc móng tay, ốc móng tay nướng mỡ hành được xem là “kinh điển”. Mẹ bầu có thể tham khảo cách chế biến ốc móng tay nướng mỡ hành như sau:
– Ốc móng tay mua về thì rửa sạch, ngâm với nước muối để ốc nhả hết cát.
– Cho ốc vào nồi nước sôi, đảo đều rồi tắt bếp
– Tiến hành phi thơm hành tỏi, cho dầu ăn nóng vào hành lá để làm mỡ hành
– Rưới mỡ hành vừa làm lên thịt ốc, sau đó đem đi nướng
– Món ốc móng tay nướng mỡ hành có thể ăn cùng muối tiêu chanh hay nước mắm me
Món ốc cà na xào bơ là món ăn yêu thích của nhiều chị em. Phần nước sốt bơ thơm, sánh quyện bao phủ lấy ốc, thấm vào thịt ốc vô cùng tuyệt vời. Cách làm món ăn này như sau:
– Ốc cà na mua về thì rửa sạch, luộc sơ
– Bắc chảo lên, cho bơ, sả, ớt vào phi thơm rồi cho óc cà na vào
– Nêm gia vị vừa ăn, sau đó đổ một ít sữa tươi vào
– Nấu đến khi nước cạn bớt là được.
Ốc mỡ nhiều thịt, thịt giòn sần sật, kết hợp cùng mùi tỏi thơm rất ngon miệng. Mẹ bầu có thể thử làm món ốc mỡ cháy tỏi tại nhà với các bước như sau:
– Ốc mỡ mua về, ngâm nước vo gạo để loại bỏ chất bẩn
– Bắc chảo lên, cho bơ vào, phi thơm sả tỏi ớt, gừng, sau đó nêm nếm gia vị để nước sốt vừa ăn
– Cho ốc mỡ vào chảo, đảo đều, đậy nắp kín rồi đun trong khoảng 15 phút là chín
Trong các loại ốc, ốc bươu có lẽ là món ốc phổ biến nhất. Thịt ốc nhiều, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Khỏe đẹp là vàng sẽ giới thiệu cho các mẹ bầu món ốc bươu nướng tiêu xanh để chị em thử làm tại nhà nhé.
– Ốc mua về làm sạch, luộc sơ để bỏ nhớt.
– Cho gia vị gồm nước mắm, tỏi, đường, giấm, ớt, tiêu xanh vào ướp ốc trong 20 phút
– Nướng ốc trên than hồng trong 7-10 phút là chín.
Ốc được đánh giá là món ăn an toàn, lành tính đối với người bị tiểu đường. Do đó, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu thèm vẫn có thể ăn ốc mà không lo ngại gì nhé. Nhưng để an toàn, chị em không nên ăn quá nhiều mà chỉ ăn với lượng vừa phải, ăn từ 1-2 bữa mỗi tuần.
Khi ăn ốc, các chị em đang mang thai nên chú ý một số vấn đề quan trọng sau:
Lựa ốc sạch, an toàn là điều đầu tiên mẹ bầu cần ghi nhớ. Tránh ăn ốc được bắt lâu ngày, ốc có mùi bất thường, ốc chết.
Ốc chứa nhiều nhớt, bùn đất bên trong. Mẹ bầu phải làm sạch ốc thật kỹ thì món ăn mới thơm ngon, an toàn. Ngâm ốc trong nước gạo, nước chanh, nước ớt… là một số bí quyết để làm sạch ốc nhanh chóng.
Khi đang mang thai, chị em tuyệt đối nên tránh ăn ốc chín tái, nấu chưa chín. Ốc chứa nhiều ký sinh, nếu không được nấu chín kỹ, ốc có thể vẫn còn ký sinh, sẽ gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.
Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ ăn khoảng 2 bữa ốc. Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
Ốc có mùi tanh đặc trưng nên có thể gây khó chịu cho mẹ bầu trong thời gian ốm nghén. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn thực phẩm này trong giai đoạn ốm nghén nhé.
Hy vọng bài viết của Khỏe đẹp là vàng đã giúp chị em giải đáp được băn khoăn bà bầu ăn ốc được không. Hơn ai hết, Khỏe đẹp là vàng mong muốn sẽ được đồng hành cùng các mẹ bầu trên hành trình mang thai, sau đó là nuôi con cao khỏe. Do đó, đừng quên ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những tin tức sức khỏe mới nhất nhé.