icon-tuvan

Phẫu thuật tăng chiều cao có nên hay không?

author  |  Th4 23, 2024
5/5 - (1 bình chọn)

Giới trẻ Việt Nam và nhiều quốc gia khác chưa đạt được chiều cao ưng ý đang rất quan tâm đến kỹ thuật phẫu thuật tăng chiều cao. Khi đây được xem là giải pháp tăng chiều cao duy nhất cho người trưởng thành. Tuy nhiên, phẫu thuật tăng chiều cao có nên hay không, có ưu điểm và hạn chế gì? Bài viết sau đây của Khỏe Đẹp Là Vàng sẽ giúp chúng ta giải đáp vấn đề này.

Phẫu thuật tăng chiều cao là gì?

Phẫu thuật tăng chiều cao là một kỹ thuật tăng chiều cao cơ học, bằng cách lợi dụng khả năng tự phục hồi của xương để tăng chiều dài cho xương và chiều cao. Phương pháp tăng chiều cao này được ra đời vào năm 1950, do bác sĩ Ilizarov vùng Siberia (Nga) phát minh ra.

Kỹ thuật phẫu thuật kéo dài chân được ra đời vào khoảng năm 1950

Kỹ thuật phẫu thuật kéo dài chân được ra đời vào khoảng năm 1950

Ban đầu, phẫu thuật kéo dài xương được sử dụng để khắc phục di chứng chân dài chân ngắn do chiến tranh cho các binh sĩ. Sau đó, được mở rộng để điều trị cho những người bị tai nạn giao thông chứ không nhằm mục đích thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi chiều cao trở thành yếu tố ngoại hình được săn đón, phẫu thuật kéo dài xương lại được xem là “phương pháp tái sinh” cho những người có chiều cao khiêm tốn.

Ai có thể phẫu thuật tăng chiều cao?

Phẫu thuật tăng chiều cao phù hợp với người trưởng thành có cấu trúc xương ổn định, độ tuổi từ 20 – 35 tuổi. Họ phải là những người không còn khả năng phát triển chiều cao tự nhiên, xương chưa bước vào quá trình lão hóa, tình trạng sức khỏe tốt. Không phải tất cả mọi người đều có thể phẫu thuật tăng chiều cao mà nó chỉ phù hợp với những người chưa hài lòng về chiều cao, trong độ tuổi cho phép và có tình trạng sức khỏe đảm bảo.

Phẫu thuật tăng chiều cao tối đa được bao nhiêu cm?

Về lý thuyết, người phẫu thuật tăng chiều cao có thể cao thêm bao nhiêu cm cũng được. Chỉ cần kiên nhẫn đợi xương tăng trưởng với tốc độ 1mm/ngày đến khi đạt chiều cao như ý. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp kéo dài xương chân. Nếu kích thước chân tăng lên trong khi nửa trên cơ thể vẫn như cũ có thể gây ra tình trạng mất cân đối. Do đó, khi phẫu thuật tăng chiều cao, mức chiều cao tăng lên theo khuyến cáo là từ 6 – 10cm để cơ thể vẫn duy trì được sử cân đối.

Phẫu thuật kéo dài chân có thể tăng thêm 6 – 10cm chiều cao

Phẫu thuật kéo dài chân có thể tăng thêm 6 – 10cm chiều cao

Phẫu thuật tăng chiều cao tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật tăng chiều cao tương đối lớn, nhất là khi bạn thực hiện phẫu thuật này tại các bệnh viện lớn ở nước ngoài.

Ở Anh, mức phí cần chi trả cho 1 ca phẫu thuật tăng chiều cao ít nhất là 60.000 USD. Ở Mỹ, con số này dao động từ 70.000 USD – 290.000 USD. Ở Việt Nam, chi phí kéo dài chân có phần rẻ hơn, vào khoảng vài trăm triệu đồng bao gồm chi phí phẫu thuật, thuốc men và tập phục hồi.

Tuy nhiên, mức chi phí thật có thể cao hơn nhiều do người bệnh phải ngồi bất động ít nhất trong vài tháng, cần có người chăm sóc. Chưa kể các chi phí phát sinh khác như ăn uống, sinh hoạt, trong quá trình phục hồi kéo dài từ 6 tháng – 1 năm.

Phẫu thuật kéo dài chân có nguy hiểm không?

Tỉ lệ thành công của phẫu thuật tăng chiều cao không đạt 100%, dù bạn thực hiện ở Anh, Mỹ hay Việt Nam. Vẫn có xác suất xảy ra rủi ro như nhiễm trùng, hoại tử, tàn phế, thậm chí mất mạng trong quá trình thực hiện phẫu thuật này.

Chưa kể, bạn phải sẵn sàng với cảm giác đau đớn, nằm tại chỗ, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác trong quá trình ăn uống, sinh hoạt trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Yếu tố tư tưởng, tâm lý cũng cần được đảm bảo trước và trong quá trình phẫu thuật kéo dài chân.

Các bước phẫu thuật kéo dài chân

Chuẩn bị

Người thực hiện kéo dài chân sẽ thực hiện các xét nghiệm tổng quát xác định tình trạng sức khỏe có đảm bảo điều kiện để phẫu thuật kéo dài xương không. Lắng nghe bác sĩ tư vấn về quy trình phẫu thuật cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.

Tiến hành phẫu thuật kéo dài cẳng chân: Quá trình phẫu thuật kéo dài chân gồm 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Đóng đinh

Bác sĩ thực hiện sẽ mở xương ống đùi bằng khoan, khoan các lỗ vào xương này. Tiếp theo đo, rạch từ đùi xuống đầu xương ống, khoan và ống tủy xương để đặt đinh cố định vào trong ống tủy và 2 đầu xương ống.

Bước 2: Cắt xương

Bác sĩ sử dụng thủ thuật giải phẫu Osteotomy để cắt xương chân thành 2 phần, các mô mềm cũng được tách ra để cơ và dây thần kinh được củng cố.

Bước 3: Lắp khung cố định vào cẳng chân

Nam châm điện cùng các thiết bị chuyên dụng sẽ được sử dụng để kéo dài chân. Tốc độ kéo dài xương sẽ đạt khoảng 1mm/ngày và có thể được điều chỉnh tùy vào tình trạng xương. Cũng trong giai đoạn này, quá trình tái tạo xương cùng các mô mềm, dây thần kinh, mạch máu cũng sẽ diễn ra song song đến khi xương đạt chiều dài như mong muốn. Bác sĩ sẽ giám sát kỹ lưỡng sự phát triển của xương và điều chỉnh để xương dài ra không quá nhanh, không quá chậm. Người bệnh cũng sẽ thực hiện chụp X-quang để bác sĩ đánh giá tốc độ dài ra của xương.

Quá trình tập phục hồi sau phẫu thuật tăng chiều cao kéo dài nhiều tháng

Quá trình tập phục hồi sau phẫu thuật tăng chiều cao kéo dài nhiều tháng

Sau giai đoạn xương phát triển là thời kỳ xương cứng cáp và có sự kết nối với các mô mềm, dây thần kinh… Giai đoạn này dài hơn so với lúc xương tăng trưởng chiều dài. Để đảm bảo xương phát triển tốt, các bạn nên bổ sung dinh dưỡng khoa học, đặc biệt là protein và vi khoáng. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh tập luyện các bài tập thúc đẩy xương phục hồi và tăng sức mạnh cho xương.

Phẫu thuật kéo dài chân là cách duy nhất để tăng chiều cao cho người trưởng thành. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần cân nhắc kỹ phẫu thuật kéo dài chân có nên hay không trước khi thực hiện. Lợi ích và tác hại đều phải được xem xét một cách kỹ lưỡng vì bên cạnh chiều cao hay ngoại hình, sức khỏe và sự an toàn vẫn là yếu tố không đáng bị xem nhẹ.

Phẫu thuật tăng chiều cao các câu hỏi liên quan