Mũi là vị trí quan trọng – nơi nhạy cảm và sản xuất dầu nhiều nhất trên khuôn mặt, dẫn đến sự dễ dàng xuất hiện mụn. Vết mụn trên mũi có thể gây phiền phức, đặc biệt khi nó xuất hiện tại khu vực trung tâm của khuôn mặt, ảnh hưởng lớn đến nhan sắc của bạn. Tuy nhiên, việc điều trị mụn ở mũi không hề phức tạp nếu bạn tuân thủ đúng phương pháp, thời điểm và phù hợp với loại da của mình. Hãy để Khỏe Đẹp Là Vàng chỉ bạn 10 cách hiệu quả để xử lý mụn ở mũi tại nhà.
Mụn ở mũi là những vết mụn xuất hiện xung quanh khu vực mũi, có thể nằm trên cuống mũi hoặc đầu mũi. Chúng có thể khiến da xung quanh mũi trở nên khó chịu, da có thể trở nên sần sùi, bong tróc hoặc trở nên đỏ sưng, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mụn. Mụn ở mũi thường làm cho các phụ nữ cảm thấy khó chịu, gây mất đi tính thẩm mỹ của gương mặt và thu hút sự chú ý của người khác. Vì vậy, việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu xuất hiện mụn ở mũi là quan trọng để có thể tiến hành điều trị kịp thời.
Mụn ở mũi là một vấn đề da liễu phổ biến, nhưng chúng có thể biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa da và điều kiện cá nhân của mỗi người. Để nhận biết sự xuất hiện của mụn ở mũi, bạn có thể tập trung vào các biểu hiện sau đây:
– Màu đỏ và sưng: Mụn ở mũi thường xuất hiện dưới dạng đốm đỏ và có thể làm cho da trở nên sưng lên.
– Có nhân hoặc không: Có loại mụn có nhan, trong khi có loại khác lại không. Mụn có nhan thường xuất hiện dưới dạng mụn mủ hoặc mụn cơ địa.
– Da cứng và sần sùi: Vùng da xung quanh mụn có thể trở nên cứng và sần sùi, tạo cảm giác không thoải mái.
– Da khô: Mụn ở mũi cũng có thể gây hiện tượng da khô hoặc da bong tróc xung quanh vùng bị ảnh hưởng.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong danh sách này, có thể bạn đang đối diện với việc xuất hiện mụn ở mũi. Để ngăn ngừng tình trạng trở nên nghiêm trọng và giúp loại bỏ mụn một cách hiệu quả, bạn nên áp dụng các biện pháp trị mụn kịp thời.
Mụn ở mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả các yếu tố khách quan và chủ quan, như sau:
– Tăng tiết dầu da: Mũi là một khu vực trên khuôn mặt có xu hướng tiết dầu nhiều hơn. Sự tăng tiết dầu này có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
– Vệ sinh da không đúng cách: Thói quen vệ sinh da sai cách hoặc lơ là trong việc chăm sóc da có thể làm cho tế bào da chết tích tụ, bụi bẩn dễ bám vào da, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển.
– Rối loạn hormone: Sự biến đổi hormone do tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc các tình trạng khác có thể gây mụn ở mũi.
– Tình trạng căng thẳng và mệt mỏi: Áp lực tinh thần kéo dài, thiếu ngủ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của da, góp phần vào sự hình thành của mụn.
– Thói quen ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, tiêu thụ thực phẩm cay nóng, quá ngọt hoặc dầu mỡ nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây mụn.
– Dị ứng với mỹ phẩm hoặc sản phẩm dưỡng da: Một số người có thể phản ứng dị ứng với mỹ phẩm hoặc các sản phẩm dưỡng da, gây mụn ở mũi.
– Tiếp xúc tay không sạch sẽ: Thói quen sờ tay lên mặt mà không vệ sinh tay sạch cšũng có thể gây mụn ở mũi.
Mụn có thể trở nặng hơn hoặc mọc nhiều hơn bình thường nếu cơ địa da độc. Một số thói quen xấu cũng khiến mụn dễ lây lan hơn, số lượng mụn nhiều hơn và tình trạng mụn nặng hơn như: Tự ý nặn, cạy mụn, sờ tay lên mặt quá thường xuyên, sử dụng mỹ phẩm không dành cho da mụn… Nếu đã có mụn trên mũi, bạn cần hạn chế các thói quen này để tránh mụn mọc nhiều hơn, gây mất thẩm mỹ.
Mụn có thể mọc ở mũi với nhiều loại khác nhau như mụn cám, mụn trứng cá, mụn bọc, đặc biệt là mụn đầu đen. Biểu hiện các loại mụn này như sau:
– Mụn đầu đen: Nốt mụn hình thành do tích tụ vi khuẩn ở lỗ chân lông, bị oxy hóa khi tiếp xúc không khí nên chuyển sang màu đen.
– Mụn cám: Lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, đồng thời da tiết nhiều dầu nhờn tạo nên mụn cám hay còn gọi là mụn đầu trắng.
– Mụn trứng cá: Nốt mụn đỏ xuất hiện khi nang lông bị lấp đầu bởi tế bào chết, lượng lớn dầu nhờn dẫn đến viêm da. Mụn trứng cá nổi cộm lên da, có thể sưng tấy hoặc có bọc mủ.
– Mụn bọc: Mụn có đặc điểm gần giống mụn trứng cá, chứa nhiều mủ, gây đỏ và sưng, hoặc cũng có lúc bị đau.
Tùy vào tình trạng của mụn, loại mụn cũng như cơ địa da mà bạn có phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp tình trạng mụn trở nặng, đặc biệt là các dạng mụn bọc to, bạn cần đến cơ sở da liễu để được thăm khám và chữa trị đúng cách. Với trường hợp mụn ở mũi nhẹ hoặc ở tình trạng trung bình, bạn có thể áp dụng các cách trị mụn tại nhà với sản phẩm tự nhiên. Hãy tham khảo các giải pháp trị mụn ở mũi đơn giản dưới đây:
Chanh tươi là nguyên liệu chăm sóc da, trị mụn được áp dụng phổ biến nhất, đặc biệt là với những bạn bị mụn đầu đen. Hàm lượng axit trong chanh giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch da, đồng thời cân bằng pH, điều tiết dầu nhờn trên da để lỗ chân lông thông thoáng hơn. Vitamin C trong chanh cũng sẽ phát huy hiệu quả làm sáng và đều màu da, giúp da mũi sớm phục hồi sau mụn.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt lấy nước cốt ½ quả chanh tươi, dùng bông tẩy trang mỏng nhúng vào nước cốt chanh rồi đắp lên mũi khoảng 3 – 5 phút là được. Hoặc bạn có thể dùng tay sạch thoa nước cốt chanh lên mũi, để khô tự nhiên trong 5 phút. Những bạn có làn da nhạy cảm, da dễ bị kích ứng nên pha nước cốt chanh với một chút nước ấm để làm loãng nồng độ axit.
Yến mạch có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp da sạch, thông thoáng lỗ chân lông. Sử dụng bột yến mạch trên da mũi giúp mũi giảm mụn, mịn màng hơn. Bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
– Cho bột yến mạch và sữa chua không đường vào trộn đều theo tỷ lệ 1:1.
– Vệ sinh da mũi bằng nước ấm, sau đó thoa một lớp mỏng lên mũi.
– Sau 10 – 15 phút bạn rửa sạch lại bằng nước mát.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm trị mụn, mặt nạ dưỡng da mụn có thành phần tinh dầu tràm trà. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giải quyết các tổn thương do mụn, loại bỏ mụn nhanh chóng, giảm nhiễm trùng, đồng thời nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Với vùng da mụn ở mũi, bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà để thoa lên da, sau 15 phút thư giãn có thể rửa sạch mặt. Một số bí quyết trị mụn khác với tinh dầu tràm trà là bạn pha loãng tinh dầu với nước lọc, trộn cùng các loại dầu dừa, dầu oliu…
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm mềm da mụn. Mật ong cũng là một chất dưỡng ẩm da tự nhiên, da được cấp ẩm đầy đủ sẽ hạn chế bớt mụn. Mật ong cũng mang tới công dụng kích thích sản xuất collagen, giúp da đàn hồi, nhanh chóng phục hồi sau mụn. Với vị trí mọc mụn ở mũi, bạn sử dụng mật ong nguyên chất để trị mụn như sau:
– Thoa mật ong nguyên chất lên mũi hoặc có thể pha mật ong cùng 1 thìa cafe nước cốt chanh.
– Massage thật nhẹ vùng da ở mũi rồi để khô tự nhiên trong khoảng 10 – 15 phút.
– Rửa sạch mặt sau thời gian đắp mặt nạ cho mũi.
Đá lạnh được xem là một sản phẩm se khít lỗ chân lông tự nhiên cho da. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng đá lạnh làm từ nước ép trái cây, rau củ để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho da. Mỗi lần thực hiện, bạn chỉ cần rửa mặt với nước ấm cho lỗ chân lông giãn nở, lấy ra một viên đá lạnh rồi lăn nhẹ vùng mũi. Hoặc bạn bọc đá viên vào trong một chiếc khăn thật mỏng rồi lăn trên mũi để giảm bớt mức độ lạnh.
Kem đánh răng có thể được sử dụng như một sản phẩm trị mụn đơn giản tại nhà. Hydrogen peroxide, cồn, baking soda… trong kem đánh răng giúp kháng viêm, se cồi mụn nhanh chóng. Phương pháp trị mụn này phù hợp với những bạn đang có mụn đầu đen, mụn cám. Với mỗi lần trị mụn, bạn lấy kem đánh răng với một lượng nhỏ bằng hạt đậu, massage vùng mũi nhẹ nhàng và rửa mặt sau khoảng 10 phút.
Những bạn có mụn bọc có thể thử cách trị mụn này cũng hiệu quả không kém. Đặc biệt khi mụn bọc ở mũi đã trở nặng với các nốt mụn to, sưng, nhưng chưa vỡ bọc. Sử dụng giấm táo trên da giúp giảm viêm đáng kể, dịu da và xẹp mụn, đồng thời cân bằng pH cho da. Bạn lấy 1 – 2 giọt giấm táo chấm lên vùng da mụn ở mũi, thoa đều khắp mũi rồi thư giãn khoảng 15 phút. Sau đó, bạn rửa sạch mặt với nước mát.
Lòng trắng trứng chứa một lượng protein dồi dào, giúp xây dựng cấu trúc da, phục hồi da nhanh chóng. Trị mụn bằng lòng trắng trứng vừa giúp bạn loại bỏ mụn, vừa làm mềm và căng da, giúp da mềm mịn. Bạn có thể sử dụng trực tiếp lòng trắng trứng hoặc trộn lòng trắng trứng với một số nguyên liệu trị mụn tự nhiên khác như sữa chua không đường, mật ong nguyên chất, nước cốt chanh… Hỗn hợp thu được bạn thoa lên da mũi và massage nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch với nước mát.
Baking soda là một sản phẩm vừa hữu ích trong nhà bếp, đời sống và cũng có công dụng chăm sóc da mụn. Sử dụng baking soda trên da giúp tẩy tế bào chết, cân bằng pH cho da. Sản phẩm này cũng mang tới hiệu quả kiểm soát dầu nhờn, trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả. Bạn chuẩn bị 1 thìa baking soda, trộn đều với một ít nước ấm để hỗn hợp đặc mịn. Bạn đắp lên da mũi rồi để khô tự nhiên trên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
Xông hơi mũi là một cách trị mụn đầu đen, mụn cám cực kỳ hiệu quả. Bạn pha nước xông mũi bằng nước nóng, thêm vào sả, chanh tươi, sau đó xông vùng da mũi khoảng 5 – 10 phút. Lúc này, lỗ chân lông sẽ nở to, bạn dùng khăn sạch lau mũi để loại bỏ bụi bẩn bám ở nang lông. Sau đó, nhanh chóng rửa lại bằng nước lạnh và sử dụng kem dưỡng ẩm để thu nhỏ lỗ chân lông ngay.
– Hạn chế tự tiến hành nặn hoặc cạy mụn, vì điều này có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn và dễ lây lan.
– Trong trường hợp mụn có nhiều cồi mủ, hãy lựa chọn phương pháp loại bỏ nhân mụn đúng cách trước khi tiến hành chăm sóc da vùng mụn.
– Duy trì việc vệ sinh mặt hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn ra khỏi khu vực mụn.
– Sau khi sử dụng sản phẩm trị mụn, đừng quên thực hiện các bước dưỡng ẩm để làm dịu da.
– Chọn lựa mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da mụn của bạn.
– Hạn chế tiếp xúc da mặt trực tiếp với tia UV từ ánh nắng mặt trời, bởi da mụn thường rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi tác động có hại của tia UV.
Không đợi đến khi mụn ở mũi xuất hiện mới tìm cách điều trị, bạn cần phòng tránh mụn bằng các thói quen sinh hoạt lành mạnh hằng ngày như sau:
– Ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều đường hay có chất kích thích.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, ngủ trễ.
– Rửa mặt 2 lần/ngày, kết hợp tẩy trang để kịp thời loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi da, làm sạch da, tránh tắc nghẽn lỗ chân lông.
– Không để mồ hôi dính quá lâu trên da mũi sẽ khiến lỗ chân lông bị bí tắc, bạn nên chuẩn bị khăn sạch để lau mặt hoặc thấm bớt mồ hôi.
– Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để ngăn các tế bào da chết tích tụ trên da.
– Chọn loại mỹ phẩm phù hợp với loại da và tình trạng da, sau khi sử dụng mỹ phẩm phải tẩy trang thật kỹ.
– Gội đầu thường xuyên tránh để bụi bẩn trên tóc dính trên da khiến da nổi mụn.
– Tay của chúng ta thường xuyên tiếp xúc đồ vật, nếu chưa kịp rửa tay sạch, bạn hạn chế đưa tay lên mũi.
Mụn ở mũi thực sự là một cơn ác mộng đối với nhiều người. Tuy nhiên, bạn có thể nói lời “tạm biệt” với mụn ở mũi bằng cách áp dụng những biện pháp đơn giản mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần trước. Đừng quên rằng bất kỳ thói quen chăm sóc da chủ quan nào cũng có thể khiến mụn quay trở lại và làn da dễ dàng bị tổn thương. Vì vậy, hãy luôn duy trì vệ sinh da đúng cách và chăm sóc da một cách cẩn thận hàng ngày, để làn da luôn duy trì trong tình trạng tốt nhất.