Là cha mẹ, chúng ta đều muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh vì cả 2 thông số này đều được coi là dấu hiệu của sức khỏe tốt. Nhiều bé con hơn hẳn so với các bạn cùng lứa tuổi trong thời thơ ấu nhưng cũng có một số trường hợp ngược lại. Đôi khi, sự tăng trưởng thấp bé có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề đang cản trở sự phát triển chiều cao của con. Nếu bạn đang lo lắng về sự phát triển của con và tìm cách cải thiện vấn đề thì 6 cách tăng chiều cao cho bé dưới đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Nhưng trước hết, cha mẹ cần nắm được những thông tin quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ để có cách nắm bắt và đầu tư phù hợp.
Theo KidsHealth.org, tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm lại sau năm đầu đời và chuyển thành những đợt tăng trưởng nhỏ. Vào thời điểm trẻ đến tuổi vị thành niên, tốc độ tăng trưởng một lần nữa tăng lên và ngừng hẳn sau tuổi dậy thì.
Tốc độ phát triển chiều cao của trẻ trong từng đợt tăng trưởng có sự khác nhau. Trong điều kiện môi trường sống hoàn hảo, chiều cao con sẽ tăng lên đạt mức tối đa.
Quá trình mang thai kéo dài trong 9 tháng và được các bác sĩ tách thành 3 tam cá nguyệt để đặt ra mục tiêu và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Hai tam cá nguyệt đầu tiên sẽ phản ánh sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
👉 Giai đoạn 1: 4 – 20 tuần
Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình tăng trưởng trước khi sinh, một thai nhi khỏe mạnh sẽ phát triển từ một hạt siêu nhỏ đến hơn 25cm chiều dài. Ở giai đoạn này, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về người mẹ để đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng và sự phát triển vững chắc của trẻ trong các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.
👉 Giai đoạn 2: 20 – 28 tuần
Giai đoạn này có thể nhận biết được bằng sự gia tăng trọng lượng so với chiều dài. Cơ thể của thai nhi, trước giai đoạn này thường gầy và xương xẩu, nhưng khi đã bước qua tuần thứ 20, cơ sẽ bắt đầu hình thành nhanh chóng. Cuối giai đoạn này, chiều cao sẽ tăng lên thêm 35 – 40 cm..
👉 Giai đoạn 3: 28 – 40 tuần
Giai đoạn cuối cùng trẻ còn trong bụng mẹ sẽ là thời kỳ tăng trưởng về cân nặng và chiều dài cùng với sự hoàn thiện trí não và thể chất của thai nhi. Vào cuối giai đoạn 3, một đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra có chiều dài khoảng 50cm, nặng 3400 gram.
Vì trẻ không còn nằm trong “cái nôi dinh dưỡng” như khi còn trong bụng mẹ, nên sự phát triển chiều cao không còn mạnh mẽ như giai đoạn trước. Trong suốt những năm đầu đời, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển chiều cao theo tiềm năng di truyền của chúng.
Sau năm đầu tiên, một đứa trẻ sơ sinh thường sẽ cao thêm 25cm, trong khi cuối năm thứ 2 trẻ sẽ tăng thêm 11 – 13 cm nữa. Chiều cao trung bình của trẻ 2 tuổi là 86cm đối với nữ và khoảng 88 cm đối với nam. Khi này, chiều cao của trẻ nằm trên phân vị thứ 50 trong Biểu đồ tăng trưởng chung của trẻ em trên toàn thế giới. Từ 2 – 4 tuổi, trẻ sẽ tăng thêm 7.5cm và giảm xuống còn 4 – 6cm mỗi năm cho đến khi dậy thì.
Tuổi dậy thì là thời điểm cuối cùng mà con phải vượt qua để đạt được chiều cao lý tưởng. Tốc độ tăng trưởng ở tuổi dậy thì sẽ chiếm ¼ chiều cao của khi trưởng thành.
👉 Các bé gái có xu hướng dậy thì trước các bé trai, thường là trong độ tuổi từ 9 đến 1. Tốc độ phát triển trong khoảng thời gian 24 – 36 tháng là từ 23 – 26 cm.
👉 Các bé trai thường bước vào tuổi dậy thì khoảng 11 – 14 tuổi, chiều cao tăng trung bình sẽ từ 26 – 28 cm trong khoảng thời gian tương tự.
Tốc độ tăng chiều cao cho trẻ có thể dao động tùy thuộc vào một số yếu tố. Vào thời điểm bé gái 15 tuổi và bé trai 16 – 17 tuổi, chúng sẽ đạt đến chiều cao trưởng thành (thường được gọi là “tuổi xương” do sự hợp nhất giữa biểu mô xảy ra).
Để kích thích sự phát triển chiều cao và tạo tiền đề cho sự gia tăng mật độ và khối lượng cơ, việc tăng cân là bắt buộc. Điều này có thể xảy ra gần như cùng một lúc và trước khi tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn dậy thì, một thiếu niên khỏe mạnh và năng động sẽ đạt được cân nặng tương xứng với cơ thể.
Mỗi giai đoạn tăng trưởng và phát triển của trẻ có những điều thú vị nhưng cũng mang đến nhiều lo lắng. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi xuyên suốt sự thay đổi cơ thể của con và cập nhật tình hình cho bác sĩ nhi khoa để đảm bảo các điều kiện tăng chiều cao cho bé tốt nhất.
Trong quá trình nuôi con cao lớn, khi nhận thấy trẻ có 3 dấu hiệu dưới đây, rất có thể trẻ đã bắt đầu phát triển chiều cao.
Nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên đáng kể khi trẻ bắt đầu phát triển vượt bậc. Do đó, nếu trẻ có cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn tăng cao hơn so với trước đây có nghĩa là trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ.
Để tạo điều kiện tăng chiều cao cho trẻ thuận lợi trong giai đoạn đầu tiên này, cha mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đa dạng các loại thực phẩm có lợi và nên để trẻ ăn theo sức ăn của bản thân.
Một trong những dấu hiệu tăng chiều cao cho bé khác chính là hành động đạp chân khi ngủ. Trong những giai đoạn đầu đời, sẽ có lúc trẻ mơ những giấc mơ mình đang chạy, đang tập thể thao, kéo theo đó là hành động nhấc chân lên và thả mạnh xuống giường hoặc đạp chân vào người bên cạnh.
Đây là dấu hiệu phổ biến khi trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì hoặc dậy thì nhưng cũng dễ bị bỏ qua nhất. Hiện tượng này đồng nghĩa với hoạt động mạnh mẽ của các hormone, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ, dẫn đến sự xuất hiện các cơn đau nhẹ ở chân.
Nếu thấy bé xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, cha mẹ nên tạo điều kiện thuận lợi giúp bé đạt các mốc chiều cao chuẩn độ tuổi. Trước khi áp dụng các cách tăng chiều cao cho bé, ngoài việc nắm được giai đoạn quan trọng, cha mẹ nên nắm được các yếu tố can thiệp vào quá trình này.
Có không ít các yếu tố tác động đến sự phát triển tối đa chiều cao của trẻ qua từng giai đoạn. Để tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả, bố mẹ cần phải nắm được những yếu tố này.
Đặc điểm bộ gen mà trẻ được kế thừa từ bố mẹ không thể thay đổi được. Nếu cha mẹ có tầm vóc hạn chế, trẻ cũng có thể nhận đặc điểm này. Theo Viện y tế Quốc gia, di truyền chiếm 23% chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, khi con thừa hưởng được bộ gen “trời phú” nhưng không được chăm chút các yếu tố khác như dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ thì chiều cao cũng không thể tăng lên được.
Sự cân bằng hợp lý giữa các chất dinh dưỡng đa lượng (chất đạm, tinh bột, chất béo) và các vi khoáng chất dinh dưỡng (các loại vitamin, Canxi, Magie,…) sẽ là điều kiện cần và đủ để chiều cao phát triển toàn diện, vì yếu tố này chiếm 32% chiều cao của trẻ. Chính vì vậy, một trong những cách giúp trẻ tăng chiều cao tốt nhất là chăm chút vào bữa ăn.
Có nhiều tình trạng sức khỏe làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các cách tăng chiều cao cho trẻ, bao gồm: Chậm phát triển thể chất, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận, thiếu hormone tăng trưởng và một số hội chứng (Turner, Down).
Các yếu tố bên ngoài như căng thẳng kéo dài là một yếu tố có thể dẫn đến các thách thức về chiều cao, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ dậy thì. Khi này, việc tâm sự, chia sẻ áp lực và cho trẻ lời khuyên được xem như một cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì hiệu quả.
Giấc ngủ là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chiều cao cũng như trí não của trẻ trong suốt những năm tháng phát triển. Theo các chuyên gia, các hoạt động tăng trưởng chiều cao của trẻ đều diễn ra khi ngủ.
Yếu tố này chiếm 25% chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nếu trẻ chỉ ngồi yên một chỗ, không tham gia các hoạt động thể chất thì mong ước đạt được chiều cao lý tưởng không thể xảy ra.
Có không ít các yếu tố tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Mặc dù di truyền là yếu tố không thể thay đổi được nhưng chiều cao của trẻ vẫn có thể được can thiệp bởi các yếu tố bên ngoài. Dựa vào những yếu tố được đưa ra phía trên, cha mẹ có thể dễ dàng xác định được các cách tăng chiều cao cho bé khoa học và phù hợp với từng đặc điểm thể trạng trong mỗi giai đoạn tăng trưởng.
Quá trình phát triển chiều cao của trẻ diễn ra từ khi còn là bào thai. Do đó, ngoài những cách tăng chiều cao cho bé sau khi đã được sinh ra, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc và tạo điều kiện phát triển cho trẻ lúc còn trong bụng mẹ.
Nguồn dinh dưỡng trẻ nhận được khi còn là bào thai đều phụ thuộc vào những thực phẩm mẹ ăn. Sự cộng sinh này đòi hỏi người mẹ phải thật khỏe mạnh và có lối sống khoa học.
Theo nhận định, chế độ dinh dưỡng kém và những thói quen không lành mạnh chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Tăng nguy cơ sinh non và có liên quan đến tầm vóc thấp bé và tình trạng béo phì của trẻ ở tuổi trưởng thành.
Do đó, để trẻ có đủ nền tảng cho sự phát triển chiều cao khi được sinh ra, mẹ cần chú ý một số điều sau trong quá trình mang thai và sau sinh.:
Ăn uống các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho thai nhi
Lượng calo cần được tiêu thụ nhiều hơn để đảm bảo năng lượng cho cơ thể mẹ và cung cấp đủ cho cơ thể con phát triển.
👉 Tăng cường các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao
👉 Chú ý đến cách lựa chọn, chế biến, bảo quản để bảo toàn tối đa hàm lượng dinh dưỡng
👉 Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ khi mang thai
👉 Không để bụng bị đói
Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích không được khuyến khích đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
👉 Rượu
👉 Bia
👉 Thuốc lá
👉 Chất gây nghiện
👉 Cà phê
Hệ miễn dịch của trẻ khi này chưa được hình thành hoặc vẫn còn non nớt, các tác động của chất kích thích rất dễ xâm nhập làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về thể chất và thể lực của trẻ.
Không hoạt động quá sức
Khi mẹ chú ý đến 3 điều trên trong quá trình mang thai và sau sinh đã tăng tỷ lệ phát triển toàn diện của trẻ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa các cách tăng chiều cao cho trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển trong cuộc đời.
Chế độ ăn uống là cốt lõi của một cơ thể khỏe mạnh và phát triển vượt bậc. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, kết hợp các thực phẩm giàu dinh dưỡng là cách giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu.
Ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ cũng cần được nạp đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển chiều dài xương.
Thay vì tập trung vào chế độ ăn giàu carbohydrate, cha mẹ nên tăng cường chất đạm (protein) trong chế độ dinh dưỡng của con. Đồng thời, kết hợp thêm rau củ quả, thịt, cá, các sản phẩm giàu Canxi, vitamin và khoáng chất có lợi cho chiều cao.
Ở phần tiếp theo, Khỏe Đẹp Là Vàng sẽ đưa ra những thực phẩm giàu dinh dưỡng tiêu biểu mà cha mẹ có thể tăng cường trong bữa ăn của trẻ.
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, cha mẹ cũng cần tạo lập thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cho các bé.
Về thói quen sinh hoạt, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các hình thức vận động từ sớm. Đồng thời, giúp trẻ đáp ứng thời lượng giấc ngủ khuyến nghị theo độ tuổi cho trẻ. Giấc ngủ sâu là thời điểm hiệu quả của các cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và độ tuổi khác được phát huy tối đa.
Theo khuyến nghị của The National Sleep Foundation, thời lượng giấc ngủ theo từng độ tuổi như sau: 14 – 17 tiếng (từ 0 – 3 tháng tuổi), 12 – 15 tiếng (4 – 11 tháng tuổi), 11 – 14 tiếng ( 1 – 2 tuổi), 10 – 13 tiếng (3 – 5 tuổi), 9 -11 tiếng (6 – 13 tuổi), 8 – 10 tiếng ( 14 – 17 tuổi), 7 – 9 tiếng (18 tuổi trở lên).
Về thói quen ăn uống, cha mẹ nên tạo lập cho trẻ cách chọn lọc và thiết lập thời gian ăn uống để khai thác triệt để những lợi ích tăng chiều cao từ yếu tố dinh dưỡng. Chẳng hạn:
👉 Ăn bữa ăn theo một giờ cố định mỗi ngày
👉 Biết chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng
👉 Uống đủ nước mỗi ngày
Đặc biệt khi còn nhỏ, trẻ sẽ rất dễ bị mê hoặc bởi các loại thức uống có gas, khoai tây chiên, gà rán, đồ chiên,… Đây cũng là những thực phẩm không hề tốt đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không thể cấm hoàn toàn, thay vào đó hãy hạn chế cho trẻ ăn chúng, lý tưởng nhất là 2 – 3 tháng/ lần.
Tập thể dục là cách tăng chiều cao phổ biến cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Tập thể dục giúp xương và cơ chắc khỏe hơn, chống béo phì, mang lại thân hình cân đối, đồng thời cải thiện độ bền, tính linh hoạt của cơ thể.
Tập cho trẻ thói quen tập thể dục hàng ngày ngay từ khi còn nhỏ sẽ là nền tảng để trẻ chăm chỉ tập luyện khi đã lớn. Thời gian đầu, cha mẹ hãy cho trẻ tập thể dục vào 1 khung giờ cố định trong 7 ngày liên tục.
Một số mẹo giúp khơi dậy tinh thần thể thao trong trẻ mà cha mẹ có thể thực hiện:
👉 Khuyến khích con yêu tham gia các câu lạc bộ thể thao ở trường
👉 Tổ chức các buổi vận động nhẹ cho con và bạn bè
👉 Trao giải thưởng cho con (sữa, món ăn ngon, nắm hạt,…) khi trẻ hoàn thành bài tập
👉 Cùng trẻ vận động, làm tấm gương cho trẻ
👉 Khuyến khích trẻ đi bộ hoặc sử dụng xe đạp để tới trường
Các bài tập về tính linh hoạt như yoga giúp kéo dài các cơ và xương, đặc biệt là cột sống và chân thúc đẩy sự phát triển chiều dài của xương, dẫn đến tăng chiều cao.
Điều quan trọng là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên được tạo điều kiện để sớm phát triển các kỹ năng vận động của mình. Dưới đây là các bài tập mà cha mẹ có thể áp dụng cho con mình.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trong những năm tháng đầu đời, cơ thể của trẻ sơ sinh rất linh hoạt, chúng sẽ cử động thường xuyên. Những bài tập tăng chiều cao cho bé tăng cường sức mạnh trong thời gian này sẽ là nền tảng để trẻ có thể phát triển tối đa thể chất trong những giai đoạn tiếp theo.
👉 Nắm chặt ngón tay
Bài tập nắm chặt ngón tay giúp trẻ tăng cường sức mạnh cánh tay, vai, lõi và lưng. Để trẻ nắm chặt ngón trỏ của bạn trong khi nằm ngửa. Sau đó nhẹ nhàng rút tay lại cho đến khi bé gần như ở tư thế ngồi hoặc gần khuôn mặt của bạn.
👉 Nằm sấp
Đặt trẻ nằm sấp vài phút sẽ kích thích sự phát triển của các cơ ở dạ dày, vai, lưng và cổ. Điều này cũng giúp trẻ vững vàng hơn khi bò.
👉 Đi xe đạp
Bài tập đi xe đạp giúp bé tăng cường cơ bụng, chân, đầu gối và hông, mở rộng phạm vi chuyển động và tăng tính linh hoạt. Cha mẹ nên đặt bé nằm ngửa trên nệm, sau đó dùng tay giữ 1 chân co về phía ngực, trong khi chân còn lại duỗi thẳng như đang đạp xe.
👉 Bài tập cầm nắm
Bài tập này giúp trẻ củng cố cơ vai, cánh tay và bàn tay, nhờ đó bé có thể thành thạo cầm nắm vật dụng hơn. Cha mẹ đặt trẻ trên ghế xếp hoặc ghế cao, bày nhiều đồ vật trước mặt và để bé chọn. Sau khi bé chọn và quan sát xong, cha mẹ đặt đồ vật về vị trí cũ trước khi chuyển sang món tiếp theo.
>> Tham khảo thêm: Bài tập tăng chiều cao hiệu quả nam nữ ở mọi lứa tuổi
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
Hầu hết trẻ sơ sinh ở độ tuổi này đều đang cố gắng tự ngồi dậy, cố gắng bò hoặc di chuyển theo cách nào đó. Đến tháng 11, trẻ có thể tự đứng dậy với sự hỗ trợ của bàn, ghế hoặc những vật có thể tựa vào. Các bài tập tăng chiều cao cho trẻ trong giai đoạn này góp phần tăng cường thăng bằng của cơ thể và linh hoạt trong di chuyển.
👉 Di chuyển ngón chân
Bài tập này tập trung vào cơ bắp chân và bắp chân, giúp trẻ đi lại thoải mái sau này. Cha mẹ đặt trẻ nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Sau đó, từ từ chạm nhẹ ngón chân của bé từ trái sang phải và ngược lại (như đang ấn phím đàn).
👉 Đi xe cút cít
Không chỉ mang lại sự thích thú, bài tập này còn giúp bé kiểm soát đầu và cơ thể hiệu quả. Bắt đầu bằng cách cho trẻ nằm sấp. Sau đó đặt tay lên bụng trẻ và từ từ nâng nửa thân dưới lên. Trọng lượng cơ thể trên phải được nâng đỡ bởi cánh tay và bàn tay của bé.
👉 Bài tập kéo
Đây là bài tập rất lý tưởng để tăng cường và củng cố cơ lưng và cơ cốt lõi của bé. Bắt đầu bằng cách nắm chặt hai cẳng tay của bé và di chuyển bé về tư thế ngồi, sau đó đưa bé trở lại tư thế nằm ngửa và lặp lại liên tục. Trong khi thực hiện, hãy đảm bảo lưng của trẻ luôn được giữ thẳng.
👉 Leo núi
Bài tập leo núi góp phần xây dựng cơ bắp chân cho trẻ. Cha mẹ ngồi thẳng trên sàn với hai chân mở rộng và uốn cong đầu gối. Đặt em bé trên đùi và giữ một cách chắc chắn. Sau đó ngả người về phía sau một chút và để em bé đi qua người bạn.
Với trẻ từ 2- 4 tuổi
Theo các chuyên gia, trẻ em từ 2- 4 tuổi nên được tạo điều kiện để vận động cơ thể cả ngày. Hoạt động thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe xương và điều chỉnh cân nặng hợp lý để phát triển tầm vóc tối đa.
Trong độ tuổi này, trẻ có thể chơi các môn thể thao mang tính đồng đội như bóng đá, bóng rổ, bóng chữ T. Tất cả các môn thể thao này chỉ để chơi và rèn luyện sức khỏe, không mang tính cạnh tranh.
Bơi lội cũng là một cách tăng chiều cao cho trẻ 2 tuổi mà bố mẹ nên cho con thực hiện. Theo American Red Cross việc cho trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi làm quen với nước là điều hoàn toàn phù hợp. Bơi lội giúp trẻ tăng chiều cao rất nhanh chóng và có thể tự bảo vệ bản thân mình.
Từ 5 – 10 tuổi
Nếu được tạo điều kiện làm quen với thể thao từ những năm tháng trước đó, thì ở độ tuổi này, trẻ sẽ tập thể dục như thói quen mỗi ngày. Trong độ tuổi này, thể trạng và thể chất của trẻ đã phát triển đầy đủ để tiếp xúc với các hoạt động thể dục – thể thao đa dạng.
Các môn thể thao khác nhau mang lại những tác động khác nhau đến cơ thể trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện. Nếu trẻ chỉ tập luyện một môn thể thao trong suốt khoảng thời gian, các chấn thương do lặp lại cùng 1 tác động có thể xảy ra.
Chính vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập luyện kết hợp hoặc thay đổi 2 – 3 môn thể thao để cải thiện chiều cao hiệu quả.
Tuổi dậy thì
Ngoài việc ăn uống đầy đủ chất, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp thì tập luyện thể thao cũng là một cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm và dậy thì (theo đúng độ tuổi) một cách hiệu quả.
Phần lớn xu hướng tập luyện của trẻ ở tuổi này đều thiên về các bài tập tăng cường sức mạnh hoặc cơ bắp, điển hình là tập tạ. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích điều này, trừ khi trẻ đã bước qua độ tuổi dậy thì.
Khi này, cha mẹ nên đề xuất cho trẻ các lựa chọn lành mạnh hơn như bài tập kéo giãn, yoga, stretching, cũng như các bài tập squat hoặc hít đất, góp phần phát triển sức mạnh mà không gây nguy hiểm cho xương và khớp.
Mặc dù dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối sự phát triển chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên nhưng tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng đa lượng và vi chất dinh dưỡng đang là vấn đề toàn cầu. Trẻ em và thanh thiếu niên chịu sự thiếu hụt dinh dưỡng do lối sống không lành mạnh.
Thức ăn nhanh đang dần thay thế các bữa ăn truyền thống và những quảng cáo của thức ăn nhanh nó rất lôi cuốn khiến trẻ không thể nhận thấy những tác hại của nó đối với sự phát triển chiều cao. Hơn nữa, lịch trình bận rộn của các bậc cha mẹ khiến họ không có thời gian để nấu ăn. Khi này, sử dụng các thực phẩm giúp tăng chiều cao là điều hợp lý.
👉 Sữa
Sữa từ lâu đã được xem là thực phẩm tăng chiều cao cho trẻ em. Tuy nhiên chỉ có 2 loại sữa là sữa bò nguyên chất và sữa hạt (tự chế biến) mới là nguồn cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và xương như protein, vitamin D và các khoáng chất (Kali, Canxi, Phốt pho và Magie).
>> Tham khảo thêm: 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé tốt nhất
Về bản chất, sữa cũng chứa nhiều chất béo. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ sử dụng một lượng vừa đủ mỗi ngày để khai thác tối đa hiệu quả tăng chiều cao, thông thường là 500 – 750 ml mỗi ngày.
👉 Cốm
Cốm tăng chiều cao là một trong những sản phẩm cha mẹ ưng bụng khi cho trẻ sử dụng. Theo các quảng cáo, cốm chứa các thành phần như Canxi, các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng chiều cao, lại có vị ngọt nên trẻ rất thích. Tuy nhiên, sản phẩm này thường chỉ hợp để sử dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống.
👉 Thuốc
Thuốc hay còn gọi là thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao. Sản phẩm này thường chứa các thành phần có lợi cho xương như Canxi (dạng Nano), Collagen Type II, các loại vitamin và khoáng chất, thảo dược.
Để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc tăng chiều cao, cha mẹ cần kết hợp cho trẻ chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc mỗi đêm. Các sản phẩm này thích hợp sử dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên đến khi kết thúc dậy thì.
>>> Tham khảo thêm: 16 loại thuốc tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay
Một chế độ ăn uống hợp lý với việc tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà cha mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để tối ưu chiều cao (và cân nặng).
Trái cây không chứa nhiều khoáng chất, nhưng một số loại trái cây lại rất giàu Canxi và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của xương. Chẳng hạn, cam, mơ, kiwi, dứa chứa hàm lượng lớn Canxi.
Các loại rau là nguồn cung cấp Canxi và các khoáng chất, hợp chất thực vật dồi dào cho trẻ. Đặc biệt, chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin K rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Một số loại rau lá xanh giàu canxi có thể được thêm vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ là củ cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, rau dền, cải thìa và cải xoong.
Ngũ cốc là thực phẩm tăng chiều cao cho bé lý tưởng. Mặc dù nó không chứa nhiều Canxi nhưng lại là nguồn cung cấp Magie – khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe của xương. Cha mẹ nên tham khảo và sử dụng ngũ cốc nguyên hạt đi kèm với vỏ, yến mạch, lúa mạch và các loại như kiều mạch và quinoa vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Thịt gà không da là lựa chọn lý tưởng, vốn giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa. Các lựa chọn thịt nạc khác như gà tây cũng có thể áp dụng trong bữa ăn của trẻ.
Yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, đặc biệt là beta glucan, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong 100 gam yến mạch khô, các nhà nghiên cứu đã đo được hàm lượng dinh dưỡng như sau: 8% nước, 16.9 gam chất đạm, 66.3 gam carbs, 10.6 gam chất xơ và 6.9 gam chất béo.
Trứng là thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao nhanh nhờ các dưỡng chất dồi dào trong chúng. Một quả trứng cung cấp gần 6.5g protein và có gần như tất cả các axit amin thiết yếu cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Bên cạnh đó, trứng cũng chứa vitamin D , phốt pho, axit béo omega-3, selen có lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển tổng thể.
Hàm lượng chất đạm có trong đậu nành tương đương với hàm lượng đạm có trong động vật. Về bản chất, đậu phụ và sữa đậu nành cũng chứa rất nhiều Canxi và protein. Bổ sung đậu nành cho cơ thể giúp xương trở nên chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về sức khỏe xoay quanh đậu nành nên cha mẹ chỉ cần cho con dùng lượng vừa phải.
Thịt bò rất giàu protein và một số vi chất dinh dưỡng, bao gồm sắt cần thiết để ngăn ngừa bệ nh thiếu máu (vì thiếu máu có thể gây suy nhược và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ). Tuy nhiên, thịt bò cũng rất giàu các chất như lưu huỳnh, phốt pho,… vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn ở mức vừa phải.
Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm protein, i ốt, các vitamin và khoáng chất khác nhau. Cá hồi, cá ngừ, cá thu là những loại cá béo giàu dinh dưỡng bậc nhất., bao gồm cả vitamin D và axit béo omega-3. Cha mẹ nên cho trẻ ăn cá béo ít nhất 1 – 2 lần trong tuần.
Trong một điều kiện hoàn hảo, các cách tăng chiều cao cho trẻ sẽ phát huy tối đa lợi ích, từ đó thúc đẩy chiều cao phát triển toàn diện. Thế nhưng, để tạo được môi trường này, ngoài việc thỏa được các yêu cầu của 3 yếu tố dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ, cha mẹ cũng cần chú ý đến 8 yếu tố có thể khiến bé thấp lùn sau:
Ngoài đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu, nước ngọt, đồ uống có gas, đồ ăn nhiều muối cũng không phải là “cạ cứng” đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Nước ngọt, đồ uống có gas chứa nhiều phốt pho khiến cơ thể phải dùng Canxi trong xương để cân bằng môi trường. Trong khi đó, đồ ăn nhiều muối giàu Natri gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể và xương.
Cả 2 tình trạng trên đều dẫn đến một kết quả chung là xương không có đủ Canxi để phát triển khỏe mạnh. Điều này cũng gây khó khăn về khả năng phát triển chiều dài của xương.
Hệ tiêu hóa là cơ quan quan trọng, chịu trách nhiệm đối với khả năng hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn. Hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn đồng nghĩa với khả năng thẩm thấu dinh dưỡng của ruột suy giảm, xương không có đủ nguồn “nguyên liệu” để củng cố.
Dinh dưỡng còn được biết đến là nền tảng cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa nhiễm khuẩn, cơ thể cũng không có đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Sức khỏe tổng thể khi này cũng suy giảm trầm trọng.
Thông qua các nghiên cứu về cặp song sinh, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra tác động của môi trường đến sự hình thành thể chất. Điều này được gọi là tính linh hoạt trong quá trình phát triển của con người, có nghĩa là các điều kiện môi trường như dinh dưỡng của mẹ và bé, tương tác xã hội và gia đình đều có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và nhận thức của con người.
Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường kinh tế xã hội kém phát triển, gia đình không hạnh phúc, áp lực,… sẽ thấp hơn so với nhóm trẻ còn lại.
Dậy thì sớm là tình trạng đáng báo động đối với trẻ em hiện nay. Dậy thì sớm khiến trẻ chịu rất nhiều thiệt thòi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Chiều cao của trẻ dậy thì sớm có thể phát triển nhanh nhưng cũng ngừng lại sớm và rất hiếm khi đạt chuẩn khi trưởng thành.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm, trong đó lối sống không lành mạnh (đặc biệt là chế độ dinh dưỡng) và tiếp xúc với các văn hóa phẩm kém lành mạnh là những nguyên nhân hàng đầu.
Giai đoạn thai kỳ được đánh giá là một trong 3 giai đoạn chiều cao trẻ tăng mạnh. Đây cũng là nền tảng cho những bước phát triển sau này. Như đã phân tích ở phần trước, khi mẹ có chế độ dinh dưỡng kém, sử dụng chất kích thích, hoạt động mạnh trong thời kỳ mang thai, trẻ có thể sinh non hoặc các chức năng cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng phát triển kém khi được sinh ra.
Canxi, vitamin D, MK7 và kẽm là những thành phần mật thiết đối với sự phát triển của xương. Một chế độ dinh dưỡng nếu không cung cấp đủ các dưỡng chất này sẽ là nguyên nhân khiến bé thấp lùn. Thực phẩm trong tự nhiên rất giàu các chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên cho con sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường các dưỡng chất này.
Canxi là thành phần then chốt đối với sự phát triển của xương và sự tăng chiều cao cho bé. Thế nhưng, quan điểm “bổ sung Canxi càng nhiều thì trẻ sẽ càng cao” là không đúng. Bổ sung quá nhiều Canxi có thể khiến con táo bón, sỏi thận, chuột rút, nhiễm độc vitamin D,…
Trong độ tuổi phát triển chiều cao, trẻ chỉ cần bổ sung một lượng vừa đủ như khuyến nghị của các chuyên gia y tế là 200 mg (từ 0 – 6 tháng tuổi), 260 mg (từ 7 – 12 tháng tuổi), 700 mg (từ 1 – 3 tuổi), 1000mg (từ 4 – 8 tuổi), 1300mg (từ 9 – 18 tuổi), 1000mg (từ 19 – 70 tuổi).
Vận động là một cách tăng chiều cao tối ưu cho trẻ em và thành thiếu niên ở mọi lứa tuổi. Việc ngồi một chỗ xem tivi, chơi điện tử không giúp trẻ vận động, ngược lại còn gây béo phì và đẩy nhanh quá trình đóng khớp. Một khi các lớp sụn đã đóng lại, chiều cao của trẻ sẽ không thể nào tăng lên được.
Nếu được hình thành thói quen vận động ngay từ khi còn bé, trẻ sẽ chuyên cần tập luyện thể thao mỗi ngày khi lớn. Điều này cũng góp phần hạn chế tối đa tình trạng ngồi xem tivi, chơi điện tử của trẻ.
Con cao lớn và khỏe mạnh là mục tiêu của nhiều cha mẹ trông suốt hành trình nuôi con. Để thực hiện được điều đó không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, tăng chiều cao cho con không hề khó, nếu cha mẹ biết cách nắm bắt các giai đoạn và áp dụng các cách tăng chiều cao cho trẻ khoa học và phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng bỏ qua những chú ý phía trên để sớm “hái được trái ngọt” trong hành trình nuôi con cao lớn.
>> Tham khảo thêm: 19 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì và sau dậy thì hiệu quả