Bà bầu ăn lá tía tô được không?

author  |  Th4 24, 2024
Rate this post

Không chỉ là thực phẩm, lá tía tô còn là một dược liệu tự nhiên, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tía tô tương đối bổ dưỡng, lành tính nên không ít bà bầu muốn ăn loại lá này nhưng còn lo ngại bà bầu ăn lá tía tô được không? Có hại gì cho thai nhi không? Kỹ lưỡng trong việc ăn uống là việc nên làm trong thai kỳ. Khỏe đẹp là vàng sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của lá tía tô

Trong ẩm thực, lá tía tô được sử dụng như một loại rau sống, rau gia vị. Loại lá này có mùi thơm, tăng màu sắc cho các món ăn. Nó cũng rất dễ trồng, sinh trưởng quanh năm. Theo y học cổ truyền, lá tía cô cũng là một loại thuốc có tính ấm, vị cay, không độc, dùng để chữa cảm mạo, ho, làm thuốc an thai.

Lá tía tô vừa là thực phẩm vừa là dược liệu

Lá tía tô vừa là thực phẩm vừa là dược liệu

Dinh dưỡng trong 100g lá tía tô khá cao, có thể làm bạn bất ngờ.

  • Năng lượng:  25 kcal
  • Protein: 2,9g
  • Carbohydrate: 3,4g
  • Chất xơ: 3,6g
  • Caroten: 5520mcg
  • Vitamin C: 13mg
  • Canxi: 190mg
  • Phospho: 18mg
  • Sắt: 3,2mg
  • Natri: 3mg
  • Kali: 284mg
  • Magie: 112mg
  • Kẽm: 0,86mg
  • Mangan: 0,73mg
  • Đồng: 460mcg

Ngoài ra, lá tía tô còn có nhiều hoạt chất có lợi như: tinh dầu, glycoside, alkaloid, flavonoid, saponin, tannin, phytosterol, tocopherol, polyphenol, axit oleic, linoleic, linolenic (omega 3, 6, 9).

Lợi ích của lá tía tô đối với sức khỏe

Phòng bệnh đường hô hấp

Theo tạp chí Archives Of Allergy And Immunology, chiết xuất lá tía tô sẽ ức chế sự phát triển của các virus gây bệnh hô hấp, làm tăng khả năng lưu thông khí và nâng cao chức năng của phổi.

Chữa bệnh về da, làm đẹp da

Chất Priseril ở lá tía tô có khả năng cải thiện sắc tố, loại bỏ các tế bào chết trên da, chăm sóc da đều màu, trắng sáng. Trong lá tía tô còn có thành phần vitamin E sẽ tăng cường độ ẩm, chăm sóc da mịn màng hơn. Da bị mẩn ngứa, mề đay khi chăm sóc bằng lá tía tô cũng được cải thiện rõ rệt.

Lá tía tô mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Lá tía tô mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Chống dị ứng, chăm sóc hệ thần kinh và tim mạch

Thành phần trong lá tía tô sẽ ngăn cản sự hình thành của các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Omega-3 hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, chăm sóc não bộ, ngăn ngừa nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, chăm sóc hệ tim mạch.

Điều trị gout

Dinh dưỡng của lá tía tô có khả năng ức chế sản xuất enzyme xanthine oxidase, tác nhân gây ra sự hình thành axit uric gây bệnh gout.

Tốt cho tiêu hóa

Sử dụng lá tía tô thường xuyên cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những triệu chứng khó chịu như đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, táo bón hay trào ngược dạ dày có thể thuyên giảm nếu bạn ăn lá tía tô.

Phòng bệnh ung thư

Lá tía tô chứa một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene có thể chống lại sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Giảm cân

Protein thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất trong lá tía tô sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.

Bà bầu ăn lá tía tô được không?

Thực phẩm, thảo dược lá tía tô rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Do đó, các chị em lo lắng bà bầu ăn lá tía tô được không có thể an tâm sử dụng loại lá này trong các bữa ăn hằng ngày. Lá tía tô còn là loại thuốc an thai, giúp dưỡng thai cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được lá tía tô

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được lá tía tô

Tuy nhiên, bà bầu cũng cần tránh ăn lượng lá tía tô quá nhiều. Axit oxalic trong lá tía tô có thể tạo ra kẽm oxalat và canxi oxalat khi gặp kẽm và canxi trong cơ thể. Những thành phần này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bà bầu.

Lợi ích khi bà bầu ăn lá tía tô

Cung cấp dinh dưỡng lành mạnh

Lá tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đường hòa tan. Bầu ăn được tía tô không có đáp án là có và đây sẽ là nguồn bổ sung dưỡng chất giúp bồi bổ khí huyết, kích thích ăn uống ngon miệng hơn.

Dưỡng thai

Lá tía tô là một loại thuốc nam có tác dụng dưỡng thai, giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.

Giảm nghén

Nhiều mẹ bầu bị nôn mửa, bụng dạ khó chịu khi mang thai. Nếu ăn lá tía tô, tình trạng này có thể thuyên giảm. Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng, táo bón cũng được giảm thiểu.

Kháng khuẩn, chống oxy hóa

Lá tía tô có thể hỗ trợ tiêu chuẩn, sát trùng. Chất chống oxy hóa trong lá tía tô có khả năng chống ung thư. Thân cây tía tô còn có thể tăng hoạt động nội mạc tử cung, rất có lợi cho bà bầu.

Điều trị cảm lạnh

Khi mẹ bầu bị cảm lạnh thường rất ngại uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Các chị em có thể nấu nước lá tía tô để uống, sẽ chữa cảm mạo, phong hàn, hen suyễn rất tốt, an toàn cho cả mẹ và bé.

Giải độc

Cơ địa mẹ bầu khá nhạy cảm, dễ bị dị ứng, ngộ độc. Các bạn cũng có thể dùng lá tía tô để nấu nước giải độc, giảm đau bụng hay tiêu chảy.

Những cách sử dụng lá tía tô chăm sóc bà bầu

Nấu nước lá tía tô

Để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, các bạn có thể nấu nước lá tía tô để uống. Lá tía tô tươi, rửa sạch, nấu cùng nước sôi trong 5 phút, sau đó sử dụng như nước lọc thông thường. Cách dùng này có thể áp dụng khi mẹ bầu có các dấu hiệu khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, cảm mạo, ho hen…

Uống nước lá tía tô có lợi cho sức khỏe

Uống nước lá tía tô có lợi cho sức khỏe

Rau sống, rau gia vị

Trong các món ăn có rau sống, chúng ta có thể bổ sung thêm lá tía tô tươi, non để sử dụng. Hoặc các bạn có thể cắt nhỏ lá tía tô, cho vào món cháo sẽ rất ngon. Lá tía tô có mùi thơm, vị mát, dễ ăn, không hề bị chát hay có mùi hôi khó chịu.

Cho vào món canh, lẩu

Khi chế biến các món canh, lẩu, chúng ta hoàn toàn có thể cho lá tía tô vào. Lưu ý không nên cho quá nhiều có thể ảnh hưởng đến mùi vị của món canh, lẩu.

Nấu nước xông, rửa mặt

Nếu chị em muốn dùng lá tía tô để chăm sóc da có thể thực hiện nấu nước lá tía tô để rửa mặt, xông hơi hoặc tắm. Tinh chất trong lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu cải thiện các vấn đề da bị mụn, sần sùi, đồng thời làm da trắng sáng hơn.

Lưu ý khi bà bầu ăn lá tía tô

Khi chăm sóc sức khỏe bằng lá tía tô, các bạn không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng sau:

– Chọn lá tía tô còn tươi, sạch, không bị sâu bệnh, không chứa các thành phần gây hại.

– Chỉ sử dụng một lượng lá tía tô vừa đủ, tránh lạm dụng có thể phản tác dụng

– Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, chăm sóc mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh.

– Tránh kết hợp lá tía tô cùng cá chép vì có thể tạo ra độc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Một số người có thể bị dị ứng với lá tía tô. Nếu trước đây chưa từng ăn hay uống loại lá này, mẹ bầu chỉ nên sử dụng với lượng nhỏ để “thăm dò” xem cơ thể có bị dị ứng hay không trước khi dùng với lượng lớn.

Tránh lạm dụng lá tía tô có thể gây hại cho sức khỏe

Tránh lạm dụng lá tía tô có thể gây hại cho sức khỏe

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá tía tô. Đây thậm chí còn là nguyên liệu dưỡng thai khá an toàn và hiệu quả. Do đó, chị em không cần lo lắng bà bầu ăn lá tía tô được không mà nên có kế hoạch bổ sung ngay thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày nhé.

sua-nubest-tall-6-trong-1